Gia Lai: Kết quả 10 năm triển khai cuộc vận động thay đổi “Nếp nghĩ, cách làm” trong đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Để góp phần cho công tác giảm nghèo nói chung, giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Năm 2011, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch phát động Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Những ngôi nhà “Ý Đảng, lòng dân” ở huyện Mường Lát

Bình Phước: Biến Chương trình mục tiêu quốc gia thành động lực mạnh mẽ phát triển KTXH bền vững

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

 Ông Hồ Văn Điềm- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai trao bò  cho các hộ dân triển khai mô hình “Phát triển chăn nuôi bò sinh sản” tại  xã Đak Trôi, huyện Mang Yang

Theo đó, để tạo sức lan tỏa của cuộc vận động, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã không ngừng đối mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, vận động cho phù hợp với điều kiện thực tế, phong tục, tập quán của từng địa phương, từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua hình thức “Cầm tay chỉ việc”, xây dựng các mô hình mẫu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tổ chức tham quan các mô hình nhằm khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, gắn với việc kịp thời biểu dương những tấm gương điển hình, người thật, việc thật để hướng dẫn cho đồng bào học tập và làm theo; phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cơ quan, ban ngành hỗ trợ nguồn kinh phí, tổ chức tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, mở các lớp dạy nghề và định hướng việc làm cho đoàn viên, hội viên nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số; vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức 30 lớp tập huấn triển khai các nội dung cuộc vận động cho 3.421 cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cơ sở. Biên soạn và phát hành 11.884 cuốn sổ tay tuyên truyền về “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” cấp phát đến cán bộ làm công tác tuyên truyền trên địa bàn tỉnh. Mặt trận các cấp đã lồng ghép tổ chức trên 4.443 buổi tuyên truyền về các nội dung của cuộc vận động, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thu hút 337.553 lượt người tham gia.

Trong 10 năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã khảo sát thực trạng hộ nghèo để xây dựng và duy trì 400 mô hình phát huy hiệu quả thực hiện Cuộc vận động; đồng thời nhân rộng 398 mô hình với 18.274 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia thực hiện, tiêu biểu: huyện Kbang tiếp tục duy trì 137 mô hình hiệu quả và nhân rộng 37 mô hình, như: mô hình “Trồng chuối ghép mô”, “Nuôi dê sinh sản”, “Không có người tự tử”, “Điện thắp sáng”; huyện Phú Thiện tiếp tục duy trì 54 mô hình hiệu quả và nhân rộng 41 mô hình, như: mô hình “Cánh đồng một giống đối với cây lúa”, “Di dời chuồng trại ra khỏi gầm nhà sàn”, “Vườn rau an toàn”; huyện Kông Chro tiếp tục duy trì 48 mô hình hiệu quả và nhân rộng 25 mô hình, như: mô hình “Nuôi dê sinh sản” , “Trồng lúa nước”; huyện Đak Đoa tiếp tục duy trì 6 mô hình và nhân rộng 67 mô hình, như: mô hình “Canh tác dưới tán rừng”, “Nuôi dê, dúi thương phẩm, vườn ươm bời lời” mô hình “Nuôi heo địa phương phối hợp với heo đực rừng giống lai”...

 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Mang Yang bàn giáo dê giống cho các hộ dân tham gia mô hình nuôi dê sinh sản.

Hưởng ứng Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phát động, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đã lồng ghép vào chương trình công tác tổ chức các phong trào, các cuộc vận động đến đoàn viên, hội viên, cụ thể: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh xây dựng 235 câu lạc bộ “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5 – 10 triệu đồng” với 4.814 thành viên tham gia, tiết kiệm được trên 16,1 tỷ đồng đề xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua các vật dụng cần thiết trong gia đình; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh đã hỗ trợ thanh niên trong đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện mô hình Làng thanh niên “02 không, 02 có” đến nay đã có 82 Làng thanh niên “02 không, 02 có” với 8.078 thanh niên tham gia, mô hình góp phần thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; Hội Nông dân tỉnh vận động hội viên tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tham gia cánh đồng mẫu lớn, xây dựng 05 chi hội nghề nghiệp, 172 tổ hội nghề nghiệp với 3.201 thành viên, phối hợp xây dựng 257 hợp tác xã nông nghiệp; Hội Cựu Chiến binh tỉnh đã triển khai phong trào “02 xóa – 03 giúp – 03 mô hình”, xây dựng 160 mô hình câu lạc bộ Cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi với 947 hội viên tham gia; Liên đoàn Lao động tỉnh đã triển khai Chương trình hỗ trợ nhà ở “Mái ấm công đoàn”, hỗ trợ xây mới và sữa chữa 116 căn nhà “Mái ấm công đoàn” cho hộ đoàn viên dân tộc thiểu số với tổng kinh phí hơn 3,1 tỷ đồng; từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ vay vốn, giải quyết việc làm cho 112 đoàn viên dân tộc thiểu số với số vốn xoay vòng trên 300 triệu đồng, góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động. 

Qua 10 năm (2011-2021) triển khai Cuộc vận động đã tác động mạnh mẽ đến “nếp nghĩ, cách làm” của người đồng bào dân tộc thiểu số, một bộ phận người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước. Nhiều hộ gia đình đã tự vươn lên bằng chính nội lực của mình, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, con em trong độ tuổi được đến trường. Nhiều hộ gia đình đã biết tổ chức lao động, sản xuất hợp lý, mạnh dạn đổi mới cách làm ăn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; biết chi tiêu hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ của nhà nước và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác của xã hội để đầu tư phát triển kinh tế... Qua đó, giúp 29.528 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lao động, sản xuất, vươn lên thoát nghèo; hiện toàn tỉnh còn 19.958 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,38% vào cuối năm 2020 (trong đó, số hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 17.178 hộ); thành phố Pleiku đạt chuẩn nông thôn mới, 87 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, 97 thôn, làng được công nhận thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới. Góp phần cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Ngọc Anh