Gặp mặt chức sắc lãnh đạo các Hội thánh Tin Lành nhân lễ Phục sinh

(Mặt trận) -Nhân dịp lễ Phục sinh năm 2021, ngày 3/4, tại TP HCM, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với UBND TP HCM tổ chức buổi gặp mặt chức sắc lãnh đạo 10 Hội thánh Tin Lành có trụ sở Trung ương Giáo hội trên địa bàn thành phố. Tham gia buổi gặp mặt có ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM…

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

 Các đại biểu tại buổi gặp mặt

Phát biểu tại đây, ông Vũ Chiến Thắng chia sẻ, lễ Phục sinh là thánh lễ đặc biệt của cơ đốc nhân. Phục sinh mang ý nghĩa về sự sống tốt đẹp trở lại, là sự hồi sinh sau những đau thương, mất mát.

Lễ Phục sinh năm nay diễn ra trong bối cảnh chúng ta đang đi qua những tháng ngày của đại dịch Covid-19, những bất ổn chính trị xảy ra nhiều nơi trên thế giới, sự khó lường và khốc liệt của thiên tai, thảm hoạ môi trường; nhưng cũng là tháng ngày mà sự chung lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, trong có đồng bào các tôn giáo được thể hiện hơn bao giờ.

“Hình ảnh các Hội thánh treo cờ Tổ quốc, quyên góp và vận chuyển lương thực thực phẩm cứu trợ đồng bị bị lũ lụt ở miền Trung; tặng chăn ấm, áo mới, đồ dùng học tập cho trẻ em nghèo miền núi phía Bắc; những cây cầu, con đường, mái ấm tình thương được xây lên hằng năm trong các khu nông thôn miền Tây Nam bộ; hay chương trình phát tặng khẩu trang, cơm chay từ thiện… lúc âm thầm khi sôi nổi diễn ra trong các Hội thánh đều là những hình ảnh rất đẹp, thể hiện tình đồng bào, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc, cũng là tinh thần bác ái, “yêu người lân cận như bản thân mình” của người theo đạo Tin Lành”, ông Thắng nói.

Theo, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, buổi gặp mặt hôm nay, trước tiên là để chúc mừng lễ Phục sinh, tiếp đến là để “loan báo tin mừng” về những thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, TP HCM nói riêng; trên cơ sở đó chúng ta xác lập công việc chung, cùng nhau đi tiếp và gặt hái thêm nhiều thành tựu chung trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính Phủ cho biết, hiện cả nước có trên 1,1 triệu tín đồ thuộc gần 100 tổ chức, hệ phái, trong đó có 13 tổ chức đã được công nhận, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo (bao gồm Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam và Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê su Ky tô Việt Nam), 2.400 chức sắc, gần 600 cơ sở thờ tự, 3 cơ sở đào tạo, hơn 800 tổ chức tôn giáo cơ sở, trên 5.500 điểm nhóm.

Bên cạnh những thành tự chung của đất nước, năm 2020 cũng ghi nhận những đóng góp quan trọng của các tổ chức tôn giáo, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các tổ chức tôn giáo đã gương mẫu chấp hành nghiêm túc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của cơ quan chức năng về phòng, chống dịch, các cơ sở tôn giáo đã tạm dừng các hoạt động tôn giáo lớn hoặc chuyển sang hình thức sinh hoạt trực tuyến theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, có những hoạt động ý nghĩa thiết thực để ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 thông qua Mặt trận, chính quyền các cấp ủng hộ hàng chục tỷ đồng, 8 phòng áp lực âm để điều trị Covid-19, hàng triệu khẩu trang y tế, 12,5 tấn lúa, 30 ngàn tấn gạo, hàng chục ngàn suất quà nhu yếu phẩm, trong đó, riêng các tổ chức Tin Lành ủng hộ qua UBTƯ MTTQ Việt Nam gần 2 tỷ đồng, hơn 88 ngàn chiếc khẩu trang y tế, gần 1.200 bộ đồ bảo hộ y tế, 12,5 tấn lúa, hàng trăm ngày công lao động công ích,…

 Các tổ chức tôn giáo cũng thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể và chủ động thực hiện hoạt động an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả mưa lũ, ở miền Trung, ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long,…

Hiện nay các tổ chức tôn giáo đã thành lập trên 500 cơ sở y tế, hơn 2.300 trường, lớp mầm non, 50 cơ sở dạy nghề, 800 cơ sở bảo trợ xã hội.

Q.Đ