Đổi thay trên quê hương Hà Quảng

(Mặt trận) -Hà Quảng là huyện giàu truyền thống cách mạng của tỉnh Cao Bằng. Phát huy truyền thống đó, với tinh thần "đoàn kết, đổi mới, phát triển", Hà Quảng đã triển khai hiệu quả nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS&MN và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào.

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Về xã Trường Hà, huyện Hà Quảng những ngày này, chúng tôi vui mừng nhiều bởi sự đổi thay của vùng quê cội nguồn cách mạng. Diện mạo nông thôn ở Trường Hà có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Những con đường bê tông phong quang vươn tới khắp xóm làng, những ngôi nhà kiên cố, khang trang mọc lên ngày càng nhiều. Các mô hình phát triển kinh tế được nhiều hộ gia đình thực hiện hiệu quả. 

 Các tiết mục văn nghệ đặc sắc ca ngợi quê hương, đất nước đổi mới.

Ông Đàm Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Trường Hà, huyện Hà Quảng hồ hởi cho biết: Sau gần 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được đi vào thực thi tại địa phương và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Thông qua các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ nước sinh hoạt, đầu tư hạ tầng đời sống nhân dân được nâng lên, có đủ các điều kiện sinh kể để vươn lên thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trong năm giảm được 2,4%.

Cũng theo ông Trường, để đạt được điều đó, đó là cả nỗ lực của tập thể của xã với tâm thế xác định việc triển khai các dự án luôn lấy nhân dân, tiềm năng thế mạnh của địa phương làm trung tâm, từ nhu cầu và tiềm năng đề xuất, xây dựng các dự án kêu gọi nguồn lực đầu tư có hiệu quả.

Hàng năm, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường; các xóm xây dựng quy ước, hương ước để thực hiện. Môi trường nông thôn của xã đã được cải thiện rõ rệt, trên 95% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; 80% hộ có nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch; trên 70% số hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường; lượng rác thải cơ bản được các hộ dân tự đốt, chôn lấp tại nơi đảm bảo an toàn theo quy định. Xã Trường Hà không còn hộ thiếu ăn, thiếu mặc, đời sống nhân dân đã được nâng lên rõ rệt.

 Đời sống văn hóa của người dân được nâng cao

Không chỉ ở Trường Hà, nhờ có nguồn vốn của Chương trình và các nguồn lực khác đã đem lại một số hiệu quả trên các lĩnh vực đời sống xã hội, tác động trực tiếp đến mọi mặt cả đời sống xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân xã Ngọc Động.

Theo lãnh đạo xã Ngọc Động, đây là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội , giảm nghèo nhanh và bền vững, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc góp phần vững chắc vào việc bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã Ngọc Đông.

Ghi nhận của phóng viên tại xã Thanh Long cũng cho thấy, nhờ có nguồn vốn của Chương trình và các nguồn lực khác đã đem lại một số hiệu quả trên các lĩnh vực đời sống xã hội, tác động trực tiếp đến mọi mặt cả đời sống xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc góp phần vững chắc vào việc bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.

Kể về kết quả sau gần 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa phương, ông Phạm Xuân Tùng Chủ tịch UBND huyện Hà Quảng vui mừng cho phóng viên biết, nhờ có Chương trình mà người dân được thụ hưởng các chính sách theo quy định của các dự án, tiểu dự án, được hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương, tham gia các lớp đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt phân tán,... 

Chương trình có tác động giúp địa phương cải thiện về cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, các nhà văn hóa xóm được đầu tư xây mới đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Trụ sở các xã, thị trấn, trường học,... được đầu tư xây mới, sửa chữa khang trang hơn bằng nguồn vốn của Chương trình; Các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội của huyện từng bước được cải thiện, nâng lên rõ rệt.

Kết quả đó là sự nỗ lực của địa phương những năm qua luôn có sự chỉ đạo đồng bộ từ cấp trên đến cơ sở; Có các giải pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; Các nhu cầu cần được hỗ trợ đều tổ chức thực hiện lấy nhu cầu từ người dân khách quan, trung thực, chính xác - Chủ tịch huyện Hà Quảng chia sẻ và cho rằng, điểm mấu chốt cần tập trung để giúp đồng bào dân tộc thiểu số miền núi xoá đói giảm nghèo như hỗ trợ trực tiếp về nhà ở, chuyển đổi nghề, đào tạo nghề, phát triển sản xuất, khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, giải quyết đất ở, nhà ở, đất sản xuất là: Cần tập trung hỗ trợ đúng đối tượng, việc chuyển đổi nghề phải phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, công tác đào tạo nghề gắn với việc làm đáp ứng yêu cầu của người dân, quy hoạch quỹ đất để hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất theo nhu cầu thực tế của các đối tượng thụ hưởng.

Trâm Anh