Đổi mới trên những buôn làng giáo dân người DTTS ở Kon Tum: Chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới

(Mặt trận) -Tỉnh Kon Tum hiện có 28 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm khoảng 53,81% và 80% người DTTS theo đạo Công giáo. Những năm qua, chính quyền các cấp của tỉnh Kon Tum luôn quan tâm đầu tư hỗ trợ đồng bào DTTS nói chung, đồng bào theo đạo Công giáo nói riêng về mọi mặt để phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, tạo điều kiện cho các tôn giáo thực hiện các hoạt động tín ngưỡng đúng pháp luật, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của người dân.

Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang thăm, tặng quà cho người uy tín huyện Yên Sơn

Phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo trong kỷ nguyên mới

Ủy ban MTTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, tặng quà Tết người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

 Đường giao thông NTM do Nhà nước và Nhân dân cùng làm

Giáo dân chung sức xây dựng NTM

Những ngày này, đến xã Đăk Năng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, chúng ta dễ dàng nhận thấy những con đường bê tông phẳng lì, những ngôi nhà mới khang trang. Xã Đăk Năng sau nhiều năm bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt giao thông nông thôn đã thay đổi rõ nét. Có được những thành công trên là nhờ sự chung sức, chung lòng của bà con giáo dân Giáo xứ Plei Jơdrâp.

 Năm 2018, khi xã Đăk Năng được UBND thành phố đầu tư mạnh mẽ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM để xây dựng đường giao thông nông thôn. Các tuyến đường được đầu tư theo hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm, trong đó người dân đóng góp 30%, Nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí.

 Mặc dù, vẫn còn nhiều hộ khó khăn, nhưng tất cả người dân đồng tình ủng hộ, vì ai cũng thấu hiểu được những khó khăn khi phải đi lại trên con đường đất lầy lội trong mấy chục năm qua; không ai bảo ai, nhà nhà, người người hiến đất, góp công cùng Nhà nước làm đường. Có những con đường người dân hiến đất, đóng góp 100% tiền của để xây dựng, dù ở mức nào người dân cũng đồng tình ủng hộ. 

 Nhờ linh hoạt chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thu nhập của giáo dân người DTTS ở Kon Tum từng bước được nâng cao

Trong những giờ lễ ở nhà thờ, Linh mục luôn nhắc nhở, động viên, vận động giáo dân đồng thuận cao với chủ trương của Nhà nước, hiến thêm đất vườn, đất canh tác, tạo điều kiện tốt nhất để xây dựng đường giao thông trong thôn, theo đúng thiết kế để có những con đường thẳng, rộng rãi, đổ bê tông sạch đẹp giúp bà con đi lại thuận lợi. 

Ngoài ra, bà con giáo dân còn có ý thức cao trong bảo vệ môi trường, trồng hoa dọc các tuyến đường để cải tạo cảnh quang, xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi, sạch đẹp. Đặc biệt, thôn Plei Jơ Drợp, là thôn có 100% hộ đồng bào DTTS theo công giáo, được lựa chọn xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu của thành phố Kon Tum.

Tại huyện Kon Rẫy, khi bắt đầu thực hiện Chương trình NTM, xã Đăk Ruồng mới chỉ có 05/19 tiêu chí đạt chuẩn NTM, là xã có điểm xuất phát thấp của tỉnh. Sau hơn 06 năm triển khai thực hiện Chương trình, bằng sự nỗ lực quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận cao từ Nhân dân, xã Đăk Ruồng đã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí NTM vào năm 2016, trở thành xã NTM đầu tiên của huyện Kon Rẫy.

Bà Y Gar, Người có uy tín của thôn 12, xã Đăk Ruồng thông tin: Được sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương, bà con giáo dân tại thôn 12 rất phấn khởi nên tích cực tham gia xây dựng NTM. Hiện nay, hầu hết đường làng, ngõ xóm đã được nhựa hóa, bê tông hóa bằng phẳng sạch sẽ; những căn nhà khang trang không ngừng được mọc lên; trẻ em đi học dưới những mái trường khang trang sạch đẹp; cảnh quan môi trường, khu dân cư đều được chỉnh trang đảm bảo xanh, sạch, đẹp; mọi mặt đời sống của người dân không ngừng được nâng lên...

Ấm no trên vùng đất cũ

Trở lại với xã Đăk Năng, thành phố Kon Tum. Đây cũng là xã có phần lớn dân cư là đồng bào theo đạo Công giáo. Mặc dù, điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhưng từ sự quan tâm của các cấp chính quyền, thông qua nhiều chương trình, dự án chính sách dành cho đồng bào DTTS; cùng với tình thần đoàn kết, nỗ lực của cán bộ và Nhân dân nơi đây, xã Đăk Năng đã có những bước chuyển mình khởi sắc. Bà con phấn khởi tin tưởng vào Đảng, vào chính quyền và cán bộ, sống trên tinh thần 'tốt đời đẹp đạo", đoàn kết chung tay xây dựng đời sống ấm no và hạnh phúc.

Ông A Thứp, thôn Plei Jơ Drợp, cho biết : “Trước đây, tôi chỉ biết trồng cây mì, thu nhập gia đình rất thấp. Sau thời gian được tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm canh tác của cán bộ và các hộ người Kinh trong xã, tôi đã chuyển một phần diện tích sang cao su, cà phê. Hiện nay, gia đình tôi đã có 1ha đất trồng mì, 2,5ha đất để trồng cao su, 2ha cà phê và 5 sào lúa. Nhờ đó, có được nguồn thu nhập ổn định, rồi tích lũy có của ăn, của để dành, cho con ăn học.

Cũng như ông A Thứp, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Đăk Năng đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là chuyển đổi dần diện tích cây mì sang trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn trái mang lại hiệu quả cao hơn. 

 Diện mạo vùng đồng bào công giáo ngày càng có nhiều khởi sắc

Theo thống kê của UBND xã Đăk Năng, hiện nay diện tích cây lâu năm trên địa bàn là 1.341 ha. Trong đó: cao su 821ha; cà phê 355 ha; cây ăn trái 126,4 ha và một số loại cây khác. Nhờ đoàn kết chăm chỉ làm ăn, cùng với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ những chương trình, chính sách dân tộc cho vùng đồng bào DTTS và miền núi của Trung ương, của các cấp chính quyền địa phương, nhất là những chính sách ưu đãi trong phát triển kinh tế; hỗ trợ khoa học kỹ thuật..., kinh tế người dân nơi đây ngày càng phát triển. 

Bà con có thu nhập ổn định, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện rõ nét. Từ đó, bà con giáo dân các xã vùng đồng bào DTTS phấn khởi sống trên tinh thần “tốt đời đẹp đạo”, đoàn kết xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc, phát triển địa phương.

Còn tại thôn Tu Ma, xã Măng Cành, huyện KonPlông, nơi có 42 hộ dân với 165 nhân khẩu chủ yếu là bà con dân tộc Xơ Đăng sinh sống. Hiện nay, đời sống của bà con bắt đầu ổn định, từng bước được nâng cao

Gia đình chị Y Buông, dân tộc Xê Đăng ở thôn Tu Ma, trước đây là một trong những hộ nghèo của thôn. Do mới tách ra ở riêng nên việc trồng cây lúa, cây mì không giúp gia đình chị đủ cơm ăn, áo mặc. Từ khi được cán bộ xã tuyên truyền, giới thiệu để vay vốn từ ngân hàng chính sách, chị Y Buông đã mạnh dạn đầu tư trồng cây cà phê; đồng thời  trồng thêm rau, nuôi thêm heo, vịt...để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Nhờ sự kiên trì và chăm chỉ lao động, năm 2021, gia đình chị đã thoát nghèo trở thành hộ có thu nhập khá trong thôn...

P.C