Chức sắc thành phố Bảo Lộc làm tốt việc đạo việc đời, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

(Mặt trận) -Đa số các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã nhận thức đúng đắn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, làm tốt “cả việc đạo và việc đời”, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, với dân số hơn 160.000 người, có 11 đơn vị hành chính (6 phường và 5 xã); có 4 tôn giáo chính Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Tin lành, 132 cơ sở thờ tự (84 cơ sở hợp pháp) với 106.598 tín đồ các tôn giáo, chiếm khoảng 67,14% dân số toàn thành phố; đa số đồng bào các tôn giáo sống xen kẽ ở địa bàn dân cư, và tập trung một số xã, phường.

 Thượng tọa Thích Thanh Nhật - Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Bảo Lộc thăm tặng quà cho bà con dân tộc thiểu số nhân dịp tết cổ truyền dân tộc. Ảnh: Thanh Hà

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền thành phố xác định đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chính vì vậy, việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với đồng bào tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng.

Ban Thường vụ Thành uỷ lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo, Chỉ thị số 18-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo trong tình hình mới, Kế hoạch số 88-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tăng cường vận động, đoàn kết các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” và ban hành các kế hoạch, chương trình hành động triển khai thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo.

Cùng với công tác tuyên truyền, Thành uỷ chỉ đạo UBND thành phố, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thực hiện tốt công tác vận động, tranh thủ, xây dựng mối quan hệ với chức sắc, chức việc tôn giáo trên tinh thần tin tưởng, cởi mở giữa cấp uỷ Đảng, chính quyền với chức sắc tôn giáo.

Hàng năm, tổ chức thăm hỏi, động viên, chúc mừng, tặng quà các tổ chức tôn giáo nhân dịp lễ trọng, các sự kiện lớn của các tôn giáo và Tết Nguyên đán nhằm động viên chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giao hoạt động theo quy định của hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được nhà nước chấp thuận theo đúng pháp luật.

Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội thường xuyên đổi mới hoạt động, hướng về cơ sở, lấy địa bàn dân cư là nơi hoạt động của tổ chức mình, đồng thời giới thiệu chức sắc, cá nhân tôn giáo tiêu biểu đại diện tham gia cơ quan dân cử Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Ban Chấp hành các tổ chức. Từ đó, thường xuyên nắm bắt tình hình trong vùng đồng bào có đạo, thuận lợi cho việc triển khai nhiệm vụ của địa phương.

  

Những năm qua, Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thường xuyên tuyên truyền, vận động các tôn giáo phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, gắn bó, đồng hành cùng Đảng bộ, chính quyền thành phố; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các chức sắc, chức việc và các tín đồ tôn giáo tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, lao động sản xuất, học tập, công tác, xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo, chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công.

Chính sách tôn giáo đã tạo điều kiện cho các tổ chức công giáo có các dòng tu tham gia các hoạt động xã hội hóa, dạy nghề, bảo trợ xã hội, nuôi dưỡng người khuyết tật, trẻ mồ côi, tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, chăm lo cho các gia đình chính sách, hộ nghèo.

Các giáo họ trên địa bàn thành phố tích cực xây dựng nếp sống văn hóa, thực hiện “Sống phúc âm trong lòng dân tộc, phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Nhiều giáo xứ, giáo họ có đội văn nghệ hoạt động sôi nổi như giáo xứ Tân Bùi, Tân Hóa, Thượng Thanh, Thánh Mẫu...; có trên 90% số xứ họ giáo được công nhận khu dân cư văn hóa cấp thành phố, trên 95% số gia đình công giáo được công nhận gia đình văn hóa; 2 giáo xứ (Giáo xứ Thánh Mẫu, phường Lộc Phát và giáo xứ Thượng Thanh, xã Lộc Thanh) có 100% tín đồ theo đạo đạt khu dân cư kiểu mẫu.

Các cơ sở Phật giáo tổ chức các hoạt động quyên góp từ thiện hàng ngày, phục vụ nhiều xuất ăn cho Bếp ăn tình thương tại Bệnh viện II Lâm Đồng, Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố; trong các đợt cứu trợ, giúp đỡ người nghèo, người gặp khó khăn.

Đa số các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo trên địa bàn thành phố Bảo Lộc đã nhận thức đúng đắn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, làm tốt “cả việc đạo và việc đời”, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Có nhiều gia đình theo tôn giáo là những điển hình tiêu biểu như: Xây dựng gia đình văn hoá, gia đình hiếu học, tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự địa bàn khu dân cư.

Các cấp uỷ cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo tham gia phong trào thi đua yêu nước, mô hình “dân vận khéo” với cách làm hay, sáng tạo đã đem lại hiệu quả thiết thực góp phần trong công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, công tác giảm nghèo, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của các tín đồ tôn giáo, điển hình như mô hình “Giáo họ Tiền Yên - Giáo xứ Tân Thanh tham gia phòng chống dịch”, mô hình “Camera an ninh”, “khu dân cư Giáo Họ bình yên”, giáo họ “không có tội phạm, tệ nạn xã hội” và mô hình vận động đồng bào công giáo xây dựng nông thôn mới, chung tay đóng góp xây dựng đường giao thông.

Thanh Hà