Cầu nối” đưa nghị quyết của Đảng đến với bà con giáo dân

(Mặt trận) -Đội ngũ Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, bản ở các địa phương vùng giáo trong tỉnh Thanh Hóa luôn phát huy vai trò “cầu nối” đưa chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến với bà con giáo dân. Qua đó, góp phần cổ vũ, động viên bà con giáo dân tích cực thi đua lao động sản xuất và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

 Giáo dân xã Nga Liên trồng dưa trong nhà lưới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một trong những cá nhân điển hình đóng vai trò “cầu nối” đưa chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến với đồng bào công giáo ở xã Nga Liên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa là ông Nguyễn Bá Tòng, Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn 2. Toàn thôn có khoảng 210 hộ dân, với 842 nhân khẩu, 100% theo đạo công giáo. Với vai trò bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận thôn, ông Tòng luôn phối hợp với các linh mục quản xứ, hội đồng mục vụ giáo xứ Tam Tổng, Phúc Lạc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con giáo dân tích cực thi đua lao động, phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhằm nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng “xứ đạo bình yên, gia đình hạnh phúc”, nhất là sớm đưa thôn 2 trở thành thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Năm 2015, Đảng ủy, chính quyền xã Nga Liên bắt đầu triển khai chủ trương chuyển đổi diện tích cói kém hiệu quả sang những mô hình sản xuất khác hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhận thấy đây là chủ trương đúng và phù hợp, ông Tòng đã bàn thảo với các đồng chí trong chi ủy tổ chức ngay hội nghị thôn để công khai chủ trương, kế hoạch cho bà con giáo dân biết. Không những vậy, ông còn “đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận động bà con giáo dân có diện tích cói xen cư kém hiệu quả chuyển đổi sang các loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao hơn. Nghe theo lời ông Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, nhiều hộ giáo dân đã mạnh dạn đưa các cây cho giá trị kinh tế cao, như: bưởi Diễn, đào cảnh, hoa, dưa Kim Hoàng hậu vào trồng trên đất cói. Nhiều mô hình đã đạt doanh thu hơn 200 triệu đồng/năm, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.

Không chỉ vậy, khi xã Nga Liên phát động chương trình xây dựng NTM, ông Tòng lại là người tiên phong vận động mỗi hộ dân tự nguyện đóng góp hơn 3 triệu đồng để đầu tư sửa chữa nhà văn hóa, đổ bê tông 1,7 km đường giao thông trong thôn. Đồng thời, thực hiện chủ trương xã hội hóa về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn của Đảng ủy, chính quyền xã Nga Liên, giai đoạn 2017-2020, mỗi hộ dân thôn 2 đã tự nguyện đóng góp, ủng hộ 5 triệu đồng để nâng cấp, sửa chữa các trường học, làm mới và tu sửa 4,7 km đường giao thông liên thôn. Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ thôn 2 mà đứng đầu là ông Nguyễn Bá Tòng, cán bộ, đảng viên và bà con giáo dân trong thôn đang tiếp tục nỗ lực, chung sức, đồng lòng duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí của thôn NTM và phấn đấu đến năm 2024, thôn 2 về đích thôn NTM kiểu mẫu.

Huyện Nga Sơn có hơn 27.000 giáo dân, chiếm khoảng 17% tổng dân số, sống đan xen ở 55 khu dân cư thuộc 12 xã. Những năm qua, cùng với nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, đội ngũ bí thư chi bộ thôn, trưởng ban công tác mặt trận ở các xã có đạo còn phát huy vai trò “cầu nối” đưa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến với bà con giáo dân. Nhờ đó, các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện Nga Sơn đã được hiện thực hóa, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương. Trong đó phải kể đến việc đưa Nghị quyết 03-NQ/HU và Nghị quyết 05-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXII, nhiệm kỳ 2015-2020 về nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 vào cuộc sống. Thông qua hội nghị chi bộ mở rộng, họp Nhân dân, đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận các thôn đã kịp thời tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết 03-NQ/HU và Nghị quyết 05-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXII, nhiệm kỳ 2015-2020. Nhờ kịp thời nắm bắt chủ trương, nghị quyết mà bà con giáo dân trong huyện đã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Theo đó, đã xây dựng được 26 trang trại tổng hợp, 210 gia trại chăn nuôi, xây dựng vùng sản xuất thâm canh cây cói với diện tích 245 ha; chuyển hơn 150 ha cói kém hiệu quả sang trồng lúa và 74 ha sang các mô hình trang trại, gia trại tổng hợp... Các mô hình sản xuất, chăn nuôi của đồng bào công giáo trong huyện cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm. Hay như hưởng ứng Kế hoạch 72-KH/HU của Huyện ủy Nga Sơn về “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, bà con giáo dân trên địa bàn huyện đã tự nguyện hiến 3.685m2 đất thổ cư, 68.81m2 đất canh tác, tháo dỡ 1.248m tường rào để mở rộng đường giao thông và xây dựng các công trình phúc lợi. Đồng thời, đóng góp 12.756 triệu đồng, 10.065 ngày công để xây dựng các kết cấu hạ tầng nông thôn. Ngoài ra, bà con giáo dân còn chủ động đầu tư gần 100 tỷ đồng để xây dựng mới, chỉnh trang 932 nhà, 1.231 cổng, ngõ, góp phần đưa Nga Sơn cán đích huyện NTM năm 2020.

Tỉnh Thanh Hóa có 153.813 giáo dân đang sinh sống tại 27 huyện, thị xã, thành phố. Giáo phận Thanh Hóa có Tòa Giám mục, 1 Dòng tu, 7 giáo hạt, 69 giáo xứ, 350 giáo họ, 179 cơ sở thờ tự với 69 nhà thờ xứ và 110 nhà thờ họ. Ở mỗi xứ đạo, các bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận thôn đều có những cách làm sáng tạo riêng để đưa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với giáo dân. Từ đó lan tỏa, nhân lên những mô hình hay, hiệu quả, góp phần xây dựng quê hương Thanh Hóa văn minh, giàu đẹp. Tiêu biểu như các mô hình: “Phân loại xử lý rác thải sinh hoạt tại các gia đình, cơ sở tôn giáo”, “ngày chủ nhật xanh”, “xứ đạo, họ đạo bình yên, gia đình công giáo gương mẫu”, “giáo họ khuyến học”...

Hòa Bình