Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 7/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quy định 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính

HDBank đồng hành cùng Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Ảnh minh họa
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch là tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Kết luận số 97-KL/TW và Kết luận số 54-KL/TW.

Các bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Kết luận số 97-KL/TW và Kết luận số 54-KL/TW. Trên cơ sở kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, cần nghiêm túc đánh giá những mặt hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, nhân rộng cách chỉ đạo tốt, mô hình hay nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đến năm 2020 và năm 2025 của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X.

Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

Một nhiệm vụ trọng tâm khác là thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Trong đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Trong từng lĩnh, tiến hành rà soát, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm (sản phẩm chủ lực quốc gia; sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; sản phẩm đặc sản địa phương theo mô hình "mỗi xã một sản phẩm"), lồng ghép vào các quy hoạch phát triển ngành cấp quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng và từng địa phương.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến, kết nối với thị trường tiêu thụ; kết nối với mạng lưới tiêu thụ toàn cầu; nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam, cả thị trường nội địa và quốc tế.

Đồng thời, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển công nghiệp, ngành nghề dịch vụ ở nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả lao động, tăng thu nhập, chất lượng đời sống người dân khu vực nông thôn. Tăng cường đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến công nghệ cao. Phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, các ngành nghề, công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm nữa của kế hoạch là thực hiện xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững, đi vào chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn.

Nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, hỗ trợ làm giàu, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách an sinh xã hội ở khu vực nông thôn. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân khu vực nông thôn theo hướng bền vững. Bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thốn.

Ngoài ra, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Tiếp tục đổi mới và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, trọng tâm là phát triển doanh nghiệp nông nghiệp. Đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt.

Tiếp tục đầu tư phát triển nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, gắn với phát triển đô thị và toàn nền kinh tế, đặc biệt là các công trình giao thông, thủy lợi, điện, nước, viễn thông, công trình phòng, chống thiên tai, công trình phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, hệ thống hạ tầng thương mại ở nông thôn.