Thái Bình: Các tín đồ tôn giáo hăng hái tham gia bảo vệ môi trường

(Mặt trận) -Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, diện tích đất tự nhiên 1.546 km2, dân số trên 1,8 triệu người, với gần 90% người dân sống ở vùng nông thôn. Mỗi ngày trên địa bàn tỉnh có khoảng 700 tấn rác thải rắn sinh hoạt, phần lớn trong số đó được thu gom, xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp tại bãi rác.

Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quy định 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính

 Bà con giáo xứ Tân Mỹ tại xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) chung tay bảo vệ môi trường, quét dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm sạch đẹp.

Trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện nay có 03 tôn giáo được Nhà nước công nhận là đạo Phật, đạo Công giáo và đạo Tin lành, với gần 29 vạn tín đồ.

Những năm qua, hầu hết chức sắc, tín đồ các tôn giáo đã chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị. Nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của các cấp, các ngành và người dân được nâng lên, thực trạng môi trường có nhiều chuyển biến tích cực.

Đặc biệt, trong công tác bảo vệ môi trường nhiều mô hình điểm về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được đồng bào có đạo xây dựng. Các mô hình đã phát huy tốt vai trò làm điểm, là hạt nhân, nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động tín đồ các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, từng bước nhân rộng trong các cơ sở tôn giáo trên địa bàn.

Nhiều nơi đã có các mô hình hiệu quả, cách làm hay, tiêu biểu như: Mô hình “Khu dân cư bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”, “Tuyến đường tự quản về bảo vệ môi trường” trong các xã có đông đồng bào đạo Công giáo ở huyện Tiền Hải, huyện Đông Hưng; mô hình “Chủ động trong việc thu gom và xử lý rác thải đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường; trồng nhiều cây xanh, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp” ở các chùa thuộc huyện Vũ Thư, Thành phố Thái Bình; mô hình “Xây dựng nếp sống văn minh, hạn chế đốt vàng mã" tại các chùa thuộc huyện Đông Hưng, Quỳnh Phụ; mô hình “Giáo xứ sáng, xanh, sạch, đẹp” tại các giáo xứ thuộc huyện Hưng Hà, huyện Thái Thụy; mô hình “Phân loại, sử dụng các sản phẩm tái chế bảo vệ môi trường” của Hội thánh Tin Lành Khả Cảnh và Hội thánh Tin lành Thành phố Thái Bình...

Hiệu quả bước đầu cho thấy, các mô hình điểm đã nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự hưởng ứng tham gia tích cực của nhân dân và các vị chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo, đặc biệt là ý thức, trách nhiệm của người dân trong bảo vệ môi trường tại các khu dân cư làm điểm đã được nâng lên rõ rệt.

Nguyễn Giang