Nâng cao tính định hướng của nội dung tuyên truyền miệng

(Mặt trận) - Nội dung tuyên truyền miệng luôn mang tính định hướng trực tiếp, tác động vào tình cảm, niềm tin của người nghe, qua đó, định hướng tư tưởng và hành động của họ. Trong bối cảnh hiện nay, trước yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới hoạt động tuyên truyền, cần chú trọng nâng cao tính định hướng của nội dung tuyên truyền miệng nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tư tưởng.

Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quy định 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính

Tuyên truyền miệng là một loại hình tuyên truyền đặc biệt, có nhiều ưu điểm nổi trội. 

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại . Đây chính là mục đích của hoạt động tuyên truyền; bảo đảm tính định hướng trong nội dung tuyên truyền. 

Tuyên truyền miệng là một loại hình tuyên truyền đặc biệt, có nhiều ưu điểm nổi trội, bởi vậy, dù trong thời đại phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin hiện đại, tuyên truyền miệng vẫn là hình thức tuyên truyền không thể thay thế. Tính định hướng của nội dung tuyên truyền miệng là kết quả của quá trình xác định nội dung trên cơ sở bảo đảm mục đích, yêu cầu, nguyên tắc của tuyên truyền miệng, bảo đảm thực hiện định hướng tư tưởng, hướng dẫn nhận thức, hành vi cho các đối tượng tuyên truyền. Tính định hướng của nội dung tuyên truyền miệng yêu cầu người tuyên truyền phải phân tích, làm rõ bản chất sự kiện, vấn đề, lập luận và đưa ra cách lý giải các nội dung, dẫn chứng minh họa bằng tư liệu, tài liệu, số liệu, thực tế... bảo đảm tính đảng, tính tư tưởng, tính thời sự, tính khoa học, phù hợp và đáp ứng nhu cầu của đối tượng, qua đó, định hướng tư tưởng, thuyết phục, cảm hóa người nghe.

Trước bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với công tác tư tưởng của Đảng ngày càng cao, trong đó, có tính định hướng về nội dung tuyên truyền miệng. Theo đó, cần thực hiện tốt hơn nữa những nội dung, giải pháp sau:

Một là, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tuyên truyền miệng của cấp ủy các cấp. Đây là khâu quan trọng quyết định đến nội dung và nâng cao tính định hướng của nội dung tuyên truyền miệng.

Tuyên truyền miệng là hoạt động giữ vai trò quan trọng, “mũi nhọn” xung kích trong công tác tư tưởng của Đảng. Các hoạt động tuyên truyền miệng đều do các cấp ủy, chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Vì vậy, cần phải không ngừng tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, sự quan tâm quản lý, điều hành của người đứng đầu và sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên; tập trung làm tốt một số vấn đề: 1) Cấp ủy đảng phải quán triệt sâu sắc các quan điểm, tư tưởng của Đảng và chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên về công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, xây dựng tổ chức và chỉ đạo hoạt động của đội ngũ báo cáo viên. Sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát đúng của cấp ủy các cấp có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đội ngũ báo cáo viên và chất lượng tuyên truyền miệng. 2) Tiếp tục giáo dục, quán triệt sâu sắc hơn nữa tính định hướng của nội dung tuyên truyền, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động định hướngtuyên truyền miệng cũng như tính định hướng của nội dung tuyên truyền miệng trong bối cảnh hiện nay đối với các báo cáo viên, tuyên truyền viên - chủ thể của hoạt động tuyên truyền miệng. 3) Nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng nắm bắtnhững chỉ thị, nghị quyết, quan điểm của Đảng về công tác tuyên truyền nói chung, tuyên truyền miệng nói riêng; phát huy năng lực, phương pháp tuyên truyền, nhất là bảo đảm tính hấp dẫn, thuyết phục, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả tính định hướng của nội dung tuyên truyền.4) Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng, phương tiện làm công tác tuyên truyền; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan chức năng các cấp, tạo sự đồng bộ bảo đảm tính định hướng của hoạt động tuyên truyền miệng.

Hai là, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đủ phẩm chất, năng lực.

Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên giữ vai trò quyết định đối với chất lượng công tác tuyên truyền nói chung và tuyên truyền miệng nói riêng. Đâylà “cầu nối” giữa Đảng và nhân dân, giữa Trung ương với địa phương; góp phần kịp thời đấu tranh phòng ngừa, phản bác âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phê phán các quan điểm sai trái, lệch lạc, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Chính vì vậy, thực hiện hiệu quả giải pháp này là để xây dựng đội ngũ xung kích trong hoạt động tuyên truyền miệng, thúc đẩy tính tích cực, tự giác của chủ thể thực hiện nhằm bảo đảm tính định hướng của nội dung tuyên truyền. Thực tiễn cho thấy, chất lượng công tác tuyên truyền miệng, trong đó có bảo đảm tính định hướng của nội dung tuyên truyền phụ thuộc trực tiếp nhất vào phẩm chất, năng lực của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.

Để xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đủ phẩm chất, năng lực thực hiện tốt việc định hướng nội dung tuyên truyền miệng, cần quan tâm: 

1) Tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Đây là con đường chủ yếu để nâng cao trình độ, uy tín và chất lượng công tác của đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của công tác tuyên truyền miệng. Chỉ thông qua hoạt động bồi dưỡng, rèn luyện, phát huy tính tích cực, tự giác trong quá trình công tác, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên mới đủ khả năng hoàn thành tốt việc định hướng trong tuyên truyền miệng. 

2) Ban Tuyên giáo Trung ương cần tiếp tục có những hướng dẫn cụ thểhơn nữa, đặc biệt là quan tâm đến việcxây dựng đội ngũ báo cáo viên chuyên trách ở tất cả các cấp, bảo đảm cho lực lượng này trở thành nòng cốt tiến hành công tác tuyên truyền miệng. Đồng thời, lực lượng báo cáo viên chuyên trách sẽ là lực lượng trực tiếp bồi dưỡng, giúp đỡ lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên kiêm nhiệm thực hiện tốt các nội dung được giao. 

3) Cấp ủy các ngành, các cấp chú trọng xây dựng, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.Ban Tuyên giáo các cấp tăng cường tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo, quản lý hoạt động báo cáo viên; phối hợp với Trường Chính trị, Trung tâm chính trị tổ chức các hội nghị thông tin, bồi dưỡng báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở; định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tuyên truyền miệng và các hoạt động trao đổi kinh nghiệm cho báo cáo viên; thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động của báo cáo viên, tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết, hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi; khen thưởng, động viên kịp thời những báo cáo viên, tuyên truyền viên có thành tích tốt.

Ba là, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp cung cấp thông tin định hướng cho hoạt động tuyên truyền miệng.

Như chúng ta đã biết, tổ chức đội ngũ báo cáo viên cấp ủy có từ Trung ương đến cấp huyện, có sự chỉ đạo chặt chẽ về nội dung tuyên truyền trong từng giai đoạn, từng thời điểm cũng như khi có các sự kiện chính trị, thời sự quan trọng. Để bảo đảm cho báo cáo viên có được nội dung tuyên truyền thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, việc cung cấp thông tin có định hướng cho họ là rất quan trọng. 

Thực hiện hiệu quả giải pháp này, cần tập trung vào nhữngnội dung trọng tâm: 

1) Ban Tuyên giáo Trung ương tăng cường tính kịp thời trong phối hợp với các cơ quan chức năng ban hành văn bản, xây dựng tài liệu tuyên truyền về các sự kiện, vấn đề.

2) Làm tốt khâu xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình công tác tuyên truyền miệng. Bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy, Ban Tuyên giáo các cấp chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, hệ thống các chuyên đề tuyên truyền miệng của một năm, từng quý, từng thángtrên địa bàn theo phân cấp, gắn với những thời điểm lịch sử và các sự kiện chính trị - xã hội, những đợt sinh hoạt chính trị của đất nước. Trong kế hoạch cần phản ánh cụ thể, rõ ràng về sự đổi mới nội dung, hình thức, phương thức tuyên truyền miệng, thể hiện ở hệ thống chủ đề, chuyên đề tuyên truyền cho các đối tượng, phục vụ cho các sự kiện, thời gian, lực lượng tiến hành. 

3) Nâng cao chất lượng thông tin theo hướng kết hợp giữa thông tin thời sự, cập nhật với báo cáo chuyên đề. Sự kết hợp khéo léo, linh hoạt và phù hợp giữa các nội dung thông tin sẽ góp phần nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền miệng, tăng cường tính định hướng của nội dung tuyên truyền miệng. 4) Trên cơ sở định hưóng chung, báo cáo viên mở rộng phạm vi nội dung tuyên truyền, đưa thêm những nội dung của ngành, địa phương có liên quan trực tiếp đến vấn đề tuyên truyền để làm phong phú thêm nội dung và tính thực tiễn của nội dung tuyên truyền miệng trên địa bàn.

Bốn là, nâng cao hiệu quả của tuyên truyền miệng trực tuyến, kết hợp tuyên truyền miệng trực tuyến với tuyên truyền miệng trực tiếp.

Xét đặc trưng về ngôn ngữ nói và giao tiếp trực tiếp, tuyên truyền miệng tại hội nghị báo cáo viên trực tuyến cũng có những điểm tương đồng với tuyên truyền miệng trong hội nghị báo cáo viên trực tiếp. Tuy nhiên, xét về môi trường vật lý, yêu cầu của hoạt động tập thể và mức độ riêng tư được bảo đảm…, đây lại là hai loại hình có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau, nhưng không thể thay thế nhau. 

Phương thức tuyên truyền miệng trực tuyến tận dụng được thế mạnh của khoa học công nghệ, khắc phục được những hạn chế của phương thức tuyên truyền miệng trực tiếp bởi môi trường vật lý… Thực tế, trong thời đại khoa học, công nghệ,thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đời sống xã hội đã có nhiều thay đổi, các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại dùng cho mỗi cá nhân rất phổ biến, do đó việc triển khai phương thức tuyên truyền miệng trực tuyến là một yêu cầu khách quan, có hiệu quả và là sự hỗ trợ đắc lực cho phương thức tuyên truyền miệng. Mặt khác, tuyên truyền miệng trực tiếpvới những ưu thế của nó, nhất là những ưu thế trong giao tiếp trực tiếp giữa người nói và người nghe, vẫn có vai trò quan trọng và hiệu quả trong hoạt động tuyên truyền miệng. Bởi vậy, kết hợp chặt chẽ hai hình thức tuyên truyền này để nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền miệng, trong đó có bảo đảm tính định hướng của nội dung là một yêu cầu khách quan.

Để góp phần kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa tuyên truyền miệng trực tuyến và trực tiếp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, cần: 

1) Xác định hoạt động tuyên truyền miệngtrực tiếp là gốc, tuyên truyền miệng trực tuyến có vai trò hỗ trợ, từng bước thích ứng với xu thế thời đại. Điều này được lý giải rằng, lan truyền trên hệ thống trực tuyến rất nhanh, với hàng ngàn, hàng vạn tin cùng về một vấn đề được khai thác từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, rất cần thông tin định hướng bằng tuyên truyền miệng trực tiếp, nêu rõ bản chất vấn đề, xác định thái độ cần có đối với vấn đề đó. Thực tế, trong đấu tranh phòng chống đại dịch COVID-19 mấy năm qua, hình thức tuyên truyền miệng trực tuyến trên đã được áp dụng rộng rãi và đã khẳng định tính hiệu quả của nó, đồng thời rất cần tuyên truyền miệng trực tiếp để định hướng thông tin. 

2) Xác định đúng vai trò, nội dung, phương thức tuyên truyền miệng trực tuyến, khẳng định việc sử dụng phương thức tuyên truyền miệngtrực tuyến là tất yếu khách quan, là sự hỗ trợ cho phương thức tuyên truyền miệng trực tiếp, nhưng không thể thay thế hoàn toàn tuyên truyền miệng trực tiếp. 3) Nội dung tuyên truyền miệng trực tuyến cần tập trung tuyên truyền các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng…có tính phổ biến, theo hướng tính tập trung, chuyên sâu hơn so với thông tin đại chúng và gắn nhiều hơn với thực tiễn chung của cả nước và cụ thể của ngành, địa phương. Còn hoạt động tuyên truyền miệng trực tiếp chú trọng phân tích bản chất vấn đề và định hướng tư tưởng, xác định thái độ, trách nhiệm trước các vấn đề đó. 

3) Gắn kết chặt chẽ giữa tuyên truyền miệng trực tuyến với tuyên truyền miệng tiếp, coi trọng tuyên truyền miệng trực tiếp để tận dụng những ưu thế vốn có của tuyên truyền miệng. Đặc biệt, tuyên truyền miệng trực tiếp phải giữ vai trò chính trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng; thực hiện các chức năng xây và chống trong đấu tranh ngăn chặn các tác động tiêu cực cũng như quan điểm sai trái, phản động, thù địch đến tư tưởng xã hội hiện nay./.