(Mặt trận) -Những năm qua, cùng với chính quyền, các đoàn thể trong tỉnh, MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm tuyên truyền, động viên nhân dân trên địa bàn cùng chung tay bảo vệ môi trường. Nhờ đó, ý thức của người dân về vấn đề vệ sinh môi trường ngày càng được nâng cao, hiện tượng xả rác bừa bãi đã được kiềm chế, diện mạo các khu dân cư ngày càng xanh - sạch - đẹp.
|
Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái đã trao 10 thiết bị thu gom rác thải cho xã Hạnh Sơn, thị xã nghĩa Lộ |
Trong giai đoạn 2017-2020, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; các quy định của tỉnh Yên Bái nói riêng về bảo vệ môi trường như Nghị quyết liên tịch số 01/2004/NQLT-MTTQ-TNMT, ngày 28/10/2004 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với Bộ Tài nguyên và Môi trường về phối hợp thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia; Chương trình phối hợp số: 20/CTPH-MTTQ-BTNMT, ngày 01/6/2012 về thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2012-2016 giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chương trình hành động số 35-CTHĐ/TU, ngày 14/4/2005 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước”; Kế hoạch hành động của tỉnh Yên Bái về ứng phó với Biến đổi khí hậu của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020. Đồng thời hướng dẫn MTTQ các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở chủ động phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa (IX) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Cùng với đó, MTTQ các cấp đã lồng ghép chương trình bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vào các phong trào thi đua yêu nước, các Cuộc vận động như “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” nhằm đẩy mạnh phong trào bảo vệ môi trường ở khu dân cư, các tổ dân phố thực hiện chiến dịch dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác thải 2 lần trên tuần; Vận động phân loại rác tại nhà, vệ sinh đường làng ngõ xóm, nạo vét cống rãnh, thu gom rác..., không để chất thải chăn nuôi làm mất vệ sinh, không để nước thải sinh hoạt tràn ra đường, tăng cường xử lý chất thải chăn nuôi. Đẩy mạnh tuyên truyền về văn minh lễ hội, không đốt, rải vàng mã trên đường đưa tang, thực hiện hoả táng người quá cố... Từng khu dân cư bổ xung các nội dung bảo vệ môi trường vào các hương ước, quy ước của cộng đồng, xây dựng những tiêu chí đánh giá, xếp loại khu dân cư văn hoá, gia đình văn hóa. Phối hợp với các tổ chức thành viên, các ngành chức năng cùng cấp triển khai nhiều hoạt động thiết thực như tuyên truyền vận động, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị vận động nhân dân, đồng bào có đạo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu dân cư; hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, đơn vị, các tổ chức tôn giáo hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6 hàng năm; Toàn tỉnh có 173/173 xã, phường, thị trấn tổ chức ra quân hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam thu hút trên 200.000 người tham gia xử lý rác thải; phát quang bụi rậm trên 157 km đường giao thông; tuyên truyền vận động nhân dân đào hố xử lý, phân loại rác thải tại gia đình được trên 100.000 hố rác, chăm sóc trên 100 ha cây xanh; khơi thông 10.000m cống rãnh; Qua tuyên truyền, vận động ý thức, nhận thức của nhân dân được nâng lên và hiểu rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường nước, bảo vệ nguồn nước và đã có những hoạt động cụ thể trong việc chống ô nhiễm môi trường, chống ô nhiễm nguồn nước; hiện nay có khoảng trên 65% hộ gia đình có hố rác, phân loại và sử lý rác thải sinh hoạt tại gia đình; có trên 70% hộ gia đình có các công trình hợp vệ sinh; gần 90% các hộ gia đình dùng nước sạch hợp vệ sinh. Năm 2020, Ủy ban MTTQ tỉnh đã trao 10 thiết bị thu gom rác thải cho xã Hạnh Sơn, thị xã nghĩa Lộ. Hàng năm, tổ chức 11 lớp tập huấn công tác MT cho trên 2.200 cán bộ làm công tác MT ở cơ sở trong đó có lồng nghép nội dung tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu. Phối hợp tuyên truyền trên sóng phát thanh các cấp 1.936 tin, bài; pa nô, áp phích, khẩu hiệu 2.838 chiếc; cấp phát tờ rơi 33.406 tờ; nói chuyện chuyên đề 1.092 buổi với trên 46.600 người tham dự; tuyên truyền lồng ghép với các buổi hợp dân 22.280 buổi với trên 146.560 người tham gia. Những đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền vệ sinh bảo vệ môi trường như: Thị xã Nghĩa Lộ, các huyện Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, thành phố Yên Bái…
Việc tập hợp ý kiến nhân dân; phát huy sức mạnh cộng đồng trong thực hiện giám sát và phản biện xã hội việc ban hành và thực hiện chính sach, pháp luật về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Từ năm 2017 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp tham gia đoàn giám sát các vi phạm quy định pháp luật về tài nguyên nước. Tuyên truyền vận động các tổ chức, đơn vị không khoan nước trái phép; xả nước thải chưa xử lý vào nguồn nước. Tổ chức phản biện xã hội đối với Dự thảo Quy chế quản lý vùng hồ Thác Bà; Dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ xung một số điều của Quy định một số nội dung về công tác bảo vệ môi trường tại Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; Tổ chức lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng tư vấn về Dự thảo luật bảo vệ môi trường sửa đôi; phối hợp cùng Đoàn đại biểu HĐND tỉnh tham gia giám sát về bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp phía Nam theo ý kiến, kiến nghị của cử tri. Cùng với đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn MTTQ các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức thành viên duy trì, thành lập mới và nhân rộng 57 mô hình điểm “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” tại các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, duy trì 9 mô hình điểm được xây dựng từ năm 2007 đến năm 2016; nhân rộng, xây dựng mới được 48 mô hình điểm từ năm 2012 đến 2020 với tổng kinh phí hỗ trợ trên 336 triệu đồng, trong đó, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ hơn 215 triệu đồng, còn lại là nguồn ngân sách tỉnh và địa phương.
Các mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” điểm đã nhân rộng hoạt động hiệu quả đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác bảo vệ môi trường và đã có chuyển biến tích cực so với trước đây. Người dân có ý thức hơn đối với việc bảo vệ môi trường sống xung quanh đang dần trở thành thói quen, nếp sống tốt. Tính chủ động của các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và tổ chức cho các hộ gia đình ở khu dân cư tham gia ký cam kết thực hiện bảo vệ môi trường làm cho mọi người dân có ý thức, kiến thức sống thân thiện với môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đồng thời đấu tranh khắc phục tâp tục, thói quen trong sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng ảnh hưởng đến môi trường. Thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Từng khu dân cư bổ xung các nội dung bảo vệ môi trường vào các hương ước, quy ước của cộng đồng, xây dựng những tiêu chí đánh giá, xếp loại khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa gắn với tiêu chuẩn thực hiện tốt công bảo vệ môi trường ở khu dân cư. Kết quả qua từng năm khu dân cư đạt “Khu dân cư văn hóa” và gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hóa” đều tăng so với năm trước.
Năm 2019, Thực hiện Chương trình hành động số 144 ngày 15/2/2019 và 190 ngày 26/11/2019 của Tỉnh ủy của Yên Bái về thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2019, 2020. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã xây dựng được trên 2.400 mô hình tự quản, trong đó có 463 mô hình có lồng gắn nội dung bảo vệ môi trường ở khu dân cư; 114 mô hình tổ tự quản tiêu biểu về vệ sinh môi trường và tích hợp 7 nội dung của tổ tự quản. Hiện nay các mô hình đang hoạt động tốt có hiệu quả thiết thực.
Những mô hình làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở khu dân cư như: Mô hình điểm "Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường" tại thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái; Mô hình "Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường" thôn Tân Thành, xã Đại Phác, huyện Văn Yên; Mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường, gắn với công tác bảo vệ an ninh trật tự” tại thôn Bản Hốc, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn; Mô hình "Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” tại thôn 17, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên; Mô hình "Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường hưởng ứng ngày môi trường thế giới (5/6)” tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên; Mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” tổ 23-24, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ; Mô hình "Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường" tại thôn Trung Tâm, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên (mô hình nhân rộng).
Để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, MTTQ các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao trách nhiệm, thực hiện những nội dung của Luật bảo vệ môi trường; Phối hợp ngành chức năng, tổ chức thành viên thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; các phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”, “Chống ô nhiễm môi trường do sản xuất, canh tác nuôi trồng thủy sản”, “Thu gom rác thải, trồng cây xanh”, phát động phong trào xây dựng các tuyến phố, khu dân cư kiểu mẫu xanh, sạch đẹp; từng hộ gia đình xây dựng 3 công trình hợp vệ sinh, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường với phát triển bền vững; Tiếp tục bổ xung những nội dung bảo vệ môi trường vào hương ước, quy ước và bản cam kết bảo vệ môi trường của các hộ gia đình về bảo vệ môi trường, để đạt hiệu quả trong công tác phòng ngừa và ứng phó với biến đổi khi hậu, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học./.
Thảo Nhi