Đảng ta là một đảng cách mạng, khoa học và chân chính

(Mặt trận) - Công cuộc đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo đang ở trong những thời khắc vô cùng quyết liệt để giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và hệ thống chính trị; khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta kiên quyết, kiên trì “chống giặc nội xâm”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trước toàn Đảng và quốc dân, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương: Tinh gọn là phải rất gọn, chức năng và nhiệm vụ phải rõ ràng

Dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng theo tinh thần Đại hội XIII - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

 

Nhận diện rõ các luận điệu sai trái, thù địch

Thời gian qua, nhiều cấp ủy Đảng, đảng viên, cán bộ, trong đó có cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước vi phạm quy định trách nhiệm nêu gương, vi phạm quy định những điều Đảng viên không được làm và kỷ luật của Đảng, pháp luật nhà nước đã được miễn nhiệm hoặc bị bãi nhiệm chức danh trong Đảng, nhà nước; một số khác bị khai trừ ra khỏi Đảng, bị truy tố trước pháp luật và tống giam chờ ngày xét xử. Nhiều doanh nhân, cá nhân không chân chính, trục lợi chính sách, vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, thao túng thị trường, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước và tài sản công dân, gian lận đấu thầu, gian lận thương mại... dẫn đến vi phạm pháp luật cũng bị xử lý nghiêm.

Trước xu thế đó, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang điên cuồng chống phá, chúng rêu rao các luận điệu xuyên tạc, cho rằng, chống tham nhũng ở Việt Nam là cuộc “tranh giành quyền lực”, “thanh trừng phe phái”, “đấu đá nội bộ”; nguyên nhân gây ra tham nhũng chính là do “độc đảng cầm quyền”... Đó là những luận điệu bịa đặt, vô căn cứ, phản khoa học với mưu đồ đen tối, thâm độc, gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng, chia rẽ dân với Đảng, phá hoại niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ ta.

Hơn lúc nào hết, các tầng lớp nhân dân, nhất là các tổ chức cơ sở đảng và mỗi đảng viên cần tỉnh táo, nhận thức, nhận diện rõ đó là các luận điệu sai trái, thù địch, muốn phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng và thành quả công tác đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng ở nước ta hiện nay. Từ đó, tăng cường niềm tin trong Đảng và nhân dân, kiên quyết bảo vệ Đảng ta - một đảng cách mạng, khoa học và chân chính do Bác Hồ sáng lập và lãnh đạo “Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích nào khác.”

Trải qua gần 95 năm đồng hành cùng dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, được lịch sử và nhân dân lựa chọn là lực lượng tiên phong đại diện cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc đứng lên lãnh đạo đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, xác lập thể chế dân chủ cộng hòa, xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong đó, Đảng ta đã trở thành lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, là đảng cầm quyền nên không cần tranh giành quyền lực với bất kỳ ai, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ một cách dân chủ, tuân thủ đúng pháp luật chứ không có chuyện “phe phái” “đấu đá” như giọng điệu kẻ xấu lu loa.

Giữ nghiêm kỷ luật, sự đoàn kết nhất trí trong Đảng

 

Về mặt khoa học và thực tiễn, nền chính trị thế giới cũng không có chứng minh hay kết luận nào nói tham nhũng là do “độc đảng cầm quyền”. Thực tế, chế độ “độc đảng” và tham nhũng không có mối liên hệ trực tiếp hay biện chứng với nhau. Minh chứng cụ thể: năm 2023 Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) công bố chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) của 180 quốc gia, vùng lãnh thổ (với thang điểm chỉ mức độ minh bạch, ít tham nhũng nhất là 100 điểm), cho thấy, nhiều nước như: Philippines, Thái Lan, Indonesia, Serbia, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Iraq, Campuchia, Myanmar và nhiều nước khác là những nước theo chế độ đa đảng nhưng có mức độ tham nhũng xảy ra khá phổ biến và nghiêm trọng (những nước này chỉ có số điểm từ 20 - 34 điểm và thứ tự trong bảng xếp hạng minh bạch từ ngoài 104 đến 166/180 nước).

Trong khi đó, Singapore (83 điểm, xếp thứ 5/180 nước) gần như là một nước độc đảng cầm quyền nhưng có mức độ tham nhũng ít nhất thế giới; hoặc Trung Quốc (42 điểm, xếp thứ 76/180 nước) cũng là nước độc đảng cầm quyền nhưng bài trừ tham nhũng khá tốt. Đối với Việt Nam, chỉ số nhận thức tham nhũng không ngừng được cải thiện, năm 2023 đạt 41/100 điểm (giảm 1 điểm so 2022), xếp hạng 83/180 nước (giảm 6 bậc so 2022), tăng 10 điểm và tăng 21 bậc so với năm 2015. Ví dụ như thế không có nghĩa là Việt Nam ít tham nhũng, nhưng điều đó cũng chứng tỏ Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã đánh giá tích cực kết quả và xu hướng công tác chống tham nhũng ở nước ta những năm qua.

Đảng ta là một đảng cầm quyền nhưng luôn cầu thị, đề cao phê bình và tự phê bình trong Đảng; phát huy vai trò của nhân dân trong việc phê bình, góp ý xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Đảng công khai thừa nhận khi có khuyết điểm, yếu kém để tự sửa chữa, tự đổi mới, tiến bộ. Việc công khai kết quả đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng như trong thời gian vừa qua là nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó, như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Đó là cách làm để dân tin, để giữ vững mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân.

Cũng cần khẳng định lại một điều chắc chắn rằng, công cuộc đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” chính là để giữ nghiêm kỷ luật và sự đoàn kết nhất trí trong Đảng. Những cán bộ, đảng viên bị thi hành kỷ luật và xử lý theo pháp luật như vừa qua là tuân thủ theo Điều lệ và các quy định hiện hành của Đảng, theo pháp luật nhà nước, hoàn toàn công khai, minh bạch thông tin, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về kỷ luật Đảng đã chỉ rõ: “Đoàn kết chặt chẽ và kỷ luật nghiêm khắc, hai điều đó không thể rời nhau. Kỷ luật nghiêm, để bảo đảm tư tưởng nhất trí và hành động thống nhất của toàn Đảng, toàn dân”. Rõ ràng, không thể có được sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng nếu kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. Hơn nữa, lòng dân sẽ không yên, niềm tin sẽ lung lay nếu “giặc nội xâm” và “lũ sâu mọt” cứ nghiễm nhiên hại dân, tàn phá đất nước mà không bị trừng trị đích đáng.

Chủ trương nhất quán của Đảng ta là: trong nội bộ thì mở rộng dân chủ, tự phê bình và phê bình. Tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tổ chức của Đảng, bất kỳ ở hoàn cảnh nào, mọi đảng viên và cán bộ cũng phải trung thực, tin tưởng và triệt để chấp hành chính sách, nghị quyết của Đảng.