Chung tay vì môi trường sạch đẹp

(Mặt trận) -Hưởng ứng cam kết cùng đồng hành bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP Hà Nội đã ủng hộ, tích cực tham gia và có nhiều cách làm thiết thực để nâng cao ý thức các tín đồ và nhân dân.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương: Tinh gọn là phải rất gọn, chức năng và nhiệm vụ phải rõ ràng

Ảnh minh họa 

Từ nhiều năm nay các chức sắc tôn giáo cũng như các nhà tu hành trên địa bàn Thủ đô đã đưa ra nhiều sáng kiến để nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường. Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội cho biết, từ nhiều năm nay Thành Hội Phật giáo Hà Nội đã phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ thành phố tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo; trong đó có việc nâng cao vai trò của các tăng ni, phật tử  bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao nhận thức của các tăng ni trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhiều mô hình nay, cách làm mới ra đời như mô hình chùa Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) để giữ gìn vệ sinh trong chùa, 30 thùng rác đã được lắp đặt để cho nhân dân, tín đồ, phật tử bỏ vào, tạo môi trường sạch sẽ. Hay như chùa Linh Ứng, thôn Xuân Trạch, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, luôn đảm bảo môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp...

“Đến nay, toàn thành phố đã có 905 chùa đạt danh hiệu “Chùa tinh tiến”. Những kết quả đạt được trong phong trào “Xây dựng chùa tinh tiến” của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố đã thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội”, vận động tín đồ phật tử xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Thủ đô”- Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết.

Ở góc độ khác, ông Phạm Huy Thông, Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo thành phố lại cho rằng, sau khi triển khai kế hoạch các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, toàn thành phố đã có 18 Xứ, Họ đăng ký xây dựng mô hình điểm “Xứ, Họ đạo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Qua khảo sát đánh giá, kết quả bước đầu mô hình “Xứ, Họ đạo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” đã được giáo dân cùng cộng đồng dân cư tích cực hưởng ứng.

Các Xứ, Họ đều căn cứ vào đặc điểm tình hình của Xứ, Họ và thực trạng môi trường trên địa bàn để thống nhất với MTTQ và các ban ngành chức năng liên quan xây dựng những nội dung tiêu chí cụ thể về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời tuyên truyền, vận động giáo dân, cùng nhân dân trong Xứ, Họ, khu dân cư tham gia ký cam kết thực hiện những nội dung tiêu chí về công tác bảo vệ môi trường. Các hoạt động của mô hình “Xứ, Họ đạo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” đã cho thấy vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp của đồng bào Công giáo Thủ đô đối với công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa bàn dân cư một cách tích cực nhất.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, hiện nay 30/30 quận, huyện, thị xã đã tổ chức ký kết các tổ chức tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương. Đến nay, có 584 xã, phường, thị trấn; 5.136 Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư ký cam kết thực hiện bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đến từng hộ gia đình và các cơ sở thờ tự của tôn giáo; gắn với công tác vệ sinh môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, từng bước tạo thói quen, nếp sống và ý thức về bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ gìn vệ sinh trong nhân dân, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, thân thiện với môi trường.  

N.P