Bảo vệ, kiên định đường lối, nhận diện đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch: Thúc đẩy thay đổi tư duy, tạo môi trường xã hội không khoan nhượng

(Mặt trận) - Quá trình phát triển lý luận về đường lối đổi mới đất nước gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc những vấn đề lý luận, thực tiễn về đường lối đổi mới đất nước là một phần không thể thiếu trong xây dựng và củng cố sự hiểu biết chính xác, toàn diện về các chính sách, biện pháp và kết quả quá trình đổi mới. Trong đó, kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng là một nhiệm vụ trọng yếu; việc đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc lý luận của công cuộc phòng chống tham nhũng và tiêu cực giúp thúc đẩy sự thay đổi văn hóa và tư duy, tạo ra môi trường xã hội không khoan nhượng đối với tham nhũng và tiêu cực…

MTTQ Việt Nam chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Phát huy vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Xoá nhà tạm, nhà dột nát: Hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ khi xây mới và 30 triệu đồng/hộ khi sửa chữa

 
Một phần không thể thiếu

Đảng ta đã và đang tích cực lan tỏa những thành tựu đột phá, sáng tạo về lý luận trong đường lối đổi mới của Đảng, bảo vệ vững chắc cơ đồ đã xây dựng, tạo vị thế, tiềm lực đất nước trong bối cảnh mới. Việc phát huy các thành tựu đột phá và sáng tạo về lý luận trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là một phần quan trọng đối với việc xây dựng, củng cố vai trò, vị thế và tiềm lực của đất nước trong tình hình mới. Điều này đòi hỏi phải thường xuyên nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu lý luận, cũng như việc truyền tải, vận dụng lý luận vào thực tế cuộc sống và sản xuất xã hội; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà nghiên cứu, nhà lý luận có thể tự do phát triển ý tưởng và thảo luận một cách sâu sắc, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Quá trình phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ thực tiễn gần 40 năm đổi mới đất nước gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc các vấn đề lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Trong suốt thời gian này, Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn và đối diện với nhiều thách thức, từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển kinh tế thị trường đến tối ưu hóa các chính sách xã hội và bảo đảm công bằng xã hội. Quá trình này, sự phát triển lý luận đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hướng đi mới và phản bác những luận điệu không chính xác về chủ nghĩa xã hội.

Thực trạng hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với các thách thức mới, từ biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế bền vững và công bằng. Trong bối cảnh này, việc phát triển và thúc đẩy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn là một nhiệm vụ quan trọng, giúp định hình chiến lược và chính sách phát triển đất nước theo hướng bền vững và phát triển toàn diện. Quá trình phát triển lý luận về đường lối đổi mới đất nước gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc các vấn đề lý luận, thực tiễn về đường lối đổi mới đất nước. Đây là một phần không thể thiếu trong xây dựng và củng cố sự hiểu biết chính xác, toàn diện về các chính sách, biện pháp và kết quả của quá trình đổi mới.

Trong quá trình này, việc phản bác các luận điệu xuyên tạc thường được thực hiện thông qua nghiên cứu, phân tích và trình bày các bằng chứng cụ thể, minh bạch và khoa học. Các nhà nghiên cứu, nhà lý luận và nhà hoạch định chính sách thường đóng vai trò quan trọng trong tiếp cận, đánh giá các thông tin và quan điểm, từ đó đưa ra những phản biện, bằng chứng và luận điểm để phản bác các luận điệu không chính xác. Ngoài ra, việc tạo ra và lan tỏa thông tin chính xác, minh bạch về các thành tựu, thách thức của đổi mới cũng là một phần quan trọng của quá trình này. Điều này giúp tạo ra sự tin tưởng và ủng hộ từ phía công chúng, từ đó thúc đẩy quá trình đổi mới và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng - nhiệm vụ trọng yếu

Vấn đề cần đặt ra đó là nâng cao năng lực lãnh đạo và củng cố cầm quyền của Đảng là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng và chỉnh đốn Đảng cũng như hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Điều này đòi hỏi sự tập trung vào việc đào tạo và phát triển cán bộ Đảng, đặc biệt là những người đảm nhận vai trò lãnh đạo ở mọi cấp bậc, từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương. Xây dựng và chỉnh đốn Đảng cũng bao gồm việc ứng phó với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức. Điều này đòi hỏi sự chặt chẽ và quyết liệt trong việc ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nguyên tắc và quy định của Đảng, đặc biệt là các hành vi như "tự diễn biến" và "tự chuyên hóa". Gắn kết việc xây dựng Đảng về mặt chính trị, tư tưởng và đạo đức với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc cực kỳ quan trọng. Việc này giúp tạo ra một môi trường thông tin lành mạnh và minh bạch, từ đó đẩy mạnh sự phát triển của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tích cực và bền vững.

Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay. Việc kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một nhiệm vụ trọng yếu, đặc biệt trong bối cảnh đối mặt với các quan điểm sai trái và thù địch hiện nay. Chúng ta có thể nhận thấy, Đảng cần duy trì và phát triển những nguyên tắc cốt lõi về tư tưởng và đạo đức, từ đó định hình và hướng dẫn hành động của mình và của cán bộ Đảng. Tính kiên định trong các nguyên tắc xây dựng Đảng không chỉ là để bảo vệ nền tảng tư tưởng mà còn là bảo đảm tính liên tục và ổn định trong phát triển của Đảng. Điều này giúp Đảng duy trì sự đồng thuận và đoàn kết nội bộ, từ đó tạo ra sức mạnh lớn trong ứng phó với các thách thức và mối đe dọa từ bên ngoài.

Thúc đẩy sự thay đổi văn hóa và tư duy

Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam; an sinh xã hội, y tế, giáo đục - đào tạo, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường thực hiện chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề trên. Quá trình này, việc đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về các vấn đề trên rất quan trọng. Điều này giúp bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển bền vững của quốc gia, từ cơ sở văn hóa và giáo dục cho đến các lĩnh vực khác như y tế và môi trường. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không chỉ là nhiệm vụ của Chính phủ mà còn là của toàn bộ xã hội. Điều này đòi hỏi sự tham gia tích cực và ủng hộ từ các tầng lớp Nhân dân, cũng như sự hiểu biết và chấp nhận từ phía quốc tế.

Trên con đường xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, việc đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc lý luận của việc phòng chống tham nhũng và tiêu cực rất quan trọng. Điều này giúp tạo ra một môi trường thông tin lành mạnh và minh bạch, từ đó tăng cường sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng trong cuộc đấu tranh chống lại tham nhũng và tiêu cực. Điều quan trọng hơn là thúc đẩy sự thay đổi văn hóa và tư duy, từ đó tạo ra một môi trường xã hội không khoan nhượng đối với tham nhũng và tiêu cực.

Đảng và Nhà nước ta dần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người; gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về thành tựu bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong thời kỳ đổi mới, bao gồm việc xây dựng các quy định pháp luật và cơ chế thực thi mạnh mẽ, minh bạch và công bằng, từ đó bảo đảm rằng mọi công dân đều được đối xử và được bảo vệ quyền lợi của họ. Cần không ngừng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xây dưng và bảo vệ Tổ quốc. Đại đoàn kết toàn dân tộc là nội dung quan trọng, xuyên suốt trong đường lối, chiến lược của Đảng, nguồn sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quan điểm nhất quán đó được Đảng ta tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24.11.2023 về “Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”. Trong đó, xác định rõ quan điểm, mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, cần được quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện quyết liệt, sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, giai tầng xã hội, địa phương và vùng miền...

Xây dựng “thể trận lòng dân” trên không gian mạng

Xây dựng “thể trận lòng dân” trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động; nhận diện và đấu tranh với những biểu hiện mới của “diễn biến hòa bình”. “Thế trận lòng dân” là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí, niềm tin, quyết tâm của toàn dân tộc, được khơi dậy, quy tụ và phát huy, tạo nền tảng chính trị, tinh thần vững chắc, cho phép huy động sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, quân sự, quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sẽ không bao giờ có lực lượng cách mạng và phong trào cách mạng, nếu không có Nhân dân. Theo Bác, một trong những yếu tố quyết định thành công của cách mạng là sự đồng sức, đồng lòng của toàn dân, là sự đoàn kết “muôn người như một” dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, theo Người: “Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành bức tường đồng xung quanh Tổ quốc”.

Trong tình hình mới, đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" luôn nhiệm vụ cấp bách, cần làm ngay và thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó, năm 1994 Đảng xác định âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là “4 nguy cơ trước mắt” của Đảng. Tới nay, cùng với các nguy cơ đã được Đảng chỉ ra, nguy cơ âm mưu “diễn biến hòa bình” vẫn đang tồn tại, thậm chí có phần gay gắt, phức tạp hơn.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đặc biệt là công nghệ thông tin, internet đã trở thành không gian xã hội mới. “Không gian mạng” - khái niệm mới này được sử dụng rất nhiều, đây là mộṭ phần tất yếu của đời sống xã hội hiện đại; được hiểu là “mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian, thời gian”.

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là sự tin tưởng của Nhân dâṇ vào sự lãnh đạo của Đảng; quản lý, điều hành của Nhà nước về phát triển, vận hành trong sạch, lành mạnh không gian mạng; là phương thức, động lực phát triển kinh tế, xã hội và các vấn đề xã hội trên không gian mạng mà không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Đảng và Nhà nước ta nhận thức được điều đó, ngày 12.6.2018, Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua. Nhận diện, đấu tranh phản bác luận điệu mới của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc”, “xã hội dân sự”, “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”, “an sinh xã hội”, “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”, “lập hội” để chỗng Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang; kiên quyết đâu tranh làm thât bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thủ địch, phản động; nhận diện vả đầu tranh với những biểu hiện mới của “diễn biến hòa bình".

Các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách thông tin sai lệch bản chất chính sách dân tộc nhằm gây hoài nghi, dao động, giảm sút niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước; kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Nhận diện luận điệu, thủ đoạn của chúng để nâng cao cảnh giác, đấu tranh phản bác, đồng thời khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng về vấn đề dân tộc là rất quan trọng.

Khơi dậy khát vọng phát triển phồn vinh, hạnh phúc

Để khắc phục những thách thức, hạn chế trên, Chính phủ cần thẳng thắn nhìn nhận các vấn đề thực tiễn, đồng thời hoàn thiện chính sách phát triển đất nước thực hiện thành công khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc với mục tiêu trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI; gắn với nhận diện, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề trên.

Quan điểm “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” là sự phát triển mới, lần đầu tiên được xác định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Đây là điểm nhấn quan trọng trong tư duy, sự phát triển nhận thức của Đảng về sức mạnh nội sinh của dân tộc và phương thức phát triển đất nước trong bối cảnh mới; được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân biểu thị sự nhất trí cao (thông qua đại hội Đảng các cấp, các hình thức lấy ý kiến đã tham gia thảo luận rộng rãi trong toàn dân), góp phần xây dựng Nghị quyết. Ngay sau thành công của Đại hội, các cấp, ngành từ Trung ương đến các địa phương, đơn vị cơ sở đã có chương trình, kế hoạch quán triệt, triển khai thực hiện trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng đất nước: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Mặc dù vậy, với âm mưu, thủ đoạn chống phá toàn diện nước ta, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong đó, tập trung xuyên tạc quan điểm “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện của Đại hội. Họ ra sức rêu rao rằng, “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” là quan điểm duy tâm chủ quan, một “khẩu hiệu” trống rỗng, phản khoa học, thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn, rơi vào chủ quan, duy ý chí... Hùa theo đó, những phần tử cơ hội, phản động hoặc bất mãn chính trị tích cực móc nối với các thế lực bên ngoài đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc với nhiều hình thức khác nhau, nhằm gây nên sự hoài nghi trong các tầng lớp Nhân dân đối với nội dung này.

Bên cạnh đó, các nhóm đối tượng lợi dụng việc thiếu thông tin, trình độ nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận Nhân dân, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, từng bước làm phai mờ ý chí, quyết tâm, thui chột khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, hùng cường, thịnh vượng của dân tộc Việt Nam; làm suy giảm uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Những luận điệu này, dù được các thế lực cố tô vẽ, thêu dệt thế nào chăng nữa cũng không thể phủ nhận được tính cách mạng, khoa học của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nói chung, quan điểm “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” nói riêng. Đó là quan điểm hoàn toàn đúng đắn, là nguyên vọng chính đáng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; được Đảng xây dựng trên cơ sở lý luận, thực tiễn.

Kết hợp giữa pháp luật và đạo đức nghiêm túc

Cách đây 72 năm, trong bối cảnh toàn dân tộc đang thực hiện đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện” chống thực dân Pháp, ngày 5.1.1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các họa sĩ, văn nghệ sĩ, người nổi tiếng với lời căn dặn: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Soi rọi vào mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, lời dạy của Người vẫn nóng hổi tính thời sự… Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phần nào khẳng định trong mọi hoạt động kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội, người nổi tiếng giữ vị thế quan trọng. Ngày nay, trước kỷ nguyên số 4.0, người nổi tiếng có môi trường tự do sáng tạo, có điều kiện khẳng định năng lực, cống hiến cho xã hội. Bên cạnh thể hiện quyền lực của mình, người nổi tiếng cần có trách nhiệm với xã hội và cần tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Nhiều người hiện nay đang gắn cuộc sống với mạng xã hội. Theo thống kê của Viện Chiến lược Thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới nhất vào năm 2023, Việt Nam có 77 triệu người dùng (chiếm 79,1% dân số). Mạng xã hội cũng trở thành nền tảng quan trọng với hơn 70 triệu người tham gia. Thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình trong một ngày của mỗi người là 2 giờ 21 phút. Các mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay là Youtube, Facebook, TikTok, Zalo, Instagram…

Trước bối cảnh phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội, những người nổi tiếng có nhiều cơ hội để xây dựng hình ảnh, tạo sức ảnh hưởng. Với mỗi người nổi tiếng, các lời nói, hành động trong đời thường hay một status, comment, hình ảnh đăng trên trang cá nhân có thể tạo ra những hiệu ứng xã hội rất lớn với cả cộng đồng. Tuy nhiên, mặt trái của công nghệ, mạng xã hội cũng đặt ra cho người nổi tiếng những áp lực, thách thức lớn. Khi đã khoác trên mình cái áo rộng, họ nhất định phải rèn luyện cho mình một quy tắc ứng xử chuẩn mực. Bởi hơn ai hết, những phát ngôn, hành động của người nổi tiếng có sức ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội.

Trong khi Đảng và Nhà nước ta luôn nỗ lực làm trong sạch nội bộ thì một bộ phận người nổi tiếng có những phát ngôn, bình bàn về những vấn đề mình không có hiểu biết và trải nghiệm để lập ngôn kiểu võ đoán, quy chụp là rất tai hại. Từ đó, làm cản trở công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tạo tâm lý bi quan, hoài nghi trong đời sống xã hội. Suy xét rộng hơn, đây còn là cớ và có thể là bàn đạp để các thế lực thù địch lợi dụng thực hiện chiến dịch tuyên truyền kích động, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng.

Trong bối cảnh Đảng ta quyết liệt xây dựng, chỉnh đốn đội ngũ và đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị cần có nhận thức thấu đáo, đầy đủ về nguy cơ, biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Nhận điện và đấu tranh với những luận điệu chống phá đối với đường lối, quan điểm chỉ đạo mới của Đảng trong nghị quyết các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và các chính sách, pháp luật của Nhà nước mới được ban hành. Nhận diện, đấu tranh với những luận điệu chống phá mới về kết quả giữa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng và công tác chuẩn bị (nội dung, nhân sự, tổ chức) cho Đại hội XIV của Đảng.

Thế giới vốn được kiến tạo hai lần, một lần là sự sáng tạo trong suy nghĩ và lần thứ hai là sự sáng tạo thông qua hành động. Suy nghĩ chỉ huy hành động và qua hành động thể hiện ra phẩm chất, năng lực nhận thức. Suy nghĩ, hành động điều chỉnh hành hành vi, tạo nên quá trình tu rèn, duy dưỡng để trở thành một cá thể, công dân tốt trong cộng đồng. Kết hợp giữa pháp luật và đạo đức một cách nghiêm túc và có kỷ luật để quản lý hệ thống hành lang chính trị - xã hội mới là hiệu quả nhất.