Tuyên Quang: Trưởng Ban Công tác Mặt trận góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị ở cơ sở

(Mặt trận) - Thời gian qua, Ban công tác Mặt trận ở các thôn, tổ dân phố đã phát huy mạnh mẽ vai trò nòng cốt của mình trong công tác tuyên truyền vận động tập hợp nhân dân. Đặc biệt, từ sau khi triển khai Đề án 02-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, tỷ lệ Trưởng Ban công tác Mặt trận là đảng viên ngày càng tăng, góp phần tích cực hoàn thành các nhiệm vụ chính trị tại cơ sở.

Danh sách tài khoản tiếp nhận ủng hộ hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Mặt trận Tổ quốc xã Văn Phú thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Thạnh - Lan tỏa sâu, rộng các cuộc vận động, phong trào thi đua

Ban công tác Mặt trận tổ dân phố Làng Chẩu (thị trấn Yên Sơn) bàn bạc thống nhất ra mắt
mô hình tự quản giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Dao.
 

Theo số liệu của Ủy ban MTTQ tỉnh, hiện nay Tuyên Quang có 1.389/1.733 Trưởng Ban công tác Mặt trận là đảng viên, đạt 80,1% (vượt 10,1% so với Đề án 02-ĐA/TU ngày 23/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra).

Phường Phan Thiết (TP Tuyên Quang) là một trong những địa bàn có tỷ lệ  Trưởng Ban công tác Mặt trận là đảng viên cao, với tỷ lệ 18/18 (đạt 100%). Đồng chí Vũ Việt Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường cho biết: việc Trưởng Ban công tác Mặt trận ở tổ dân phố là đảng viên sẽ rất thuận lợi trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở khu dân cư. Là đảng viên, Trưởng Ban công tác Mặt trận sẽ có điều kiện trực tiếp cùng chi bộ bàn bạc, xây dựng nghị quyết sát với thực tiễn, sẽ là một trong những người lĩnh hội sớm nhất, nhanh nhất các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tại các buổi sinh hoạt chi bộ, từ đó triển khai công tác vận động, tập hợp quần chúng tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh… rất thuận lợi.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, rất nhiều nơi đã thực hiện mô hình Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận, vừa giúp tinh gọn bộ máy, vừa giúp nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Thị trấn Sơn Dương hiện có 12/15 Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận. Ông Phạm Văn Vượng, người có 7 năm là Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận của tổ dân phố Tân Thịnh, thị trấn Sơn Dương cho biết: việc Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận sẽ gánh thêm phần trách nhiệm thôi. Mình phải cùng tập thể chi bộ họp bàn, đưa ra được chủ trương sao cho đúng đắn, phù hợp, có tính khả thi, vừa phải chỉ đạo tổ chức thực hiện, tuyên truyền ra sao, vận động thế nào để bà con thấy được lợi ích, từ đó đồng thuận, đóng góp trí tuệ, công sức, tiền bạc tham gia thực hiện. Có thuận lợi là kiêm nhiệm hai chức danh, nên chủ trương chung của chi bộ thế nào tôi đều nắm rõ, dễ vận dụng trong tuyên truyền, vận động bà con cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện”.

Tại một số địa phương, tỷ lệ Trưởng Ban công tác Mặt trận là đảng viên còn thấp, các địa phương cũng đang tích cực kiện toàn, đảm bảo cán đích trong thời gian sớm nhất. Đồng chí Trần Văn Bảo, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Phù Lưu (Hàm Yên) cho biết: hiện tỷ lệ Trưởng Ban công tác Mặt trận là đảng viên ở Phù Lưu đang đạt trên 40%. Để có các giải pháp nâng cao tỷ lệ Trưởng Ban công tác Mặt trận là đảng viên, Ủy ban MTTQ xã đã tham mưu cho cấp ủy từng bước kiện toàn nội dung này. Theo đó, chú trọng mô hình Bí thư kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận; thực hiện rà soát nắm chắc tình hình và chất lượng đội ngũ Trưởng Ban công tác Mặt trận của từng thôn. Đồng thời hiện nay, xã cũng đang có hướng mở, với những người chưa phải đảng viên nhưng có đủ tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp Đảng, sẽ có lộ trình kế hoạch cụ thể, quan tâm tạo nguồn bồi dưỡng, giúp đỡ để hiệp thương giới thiệu chức danh Trưởng Ban công tác Mặt trận, phấn đấu tỷ lệ Trưởng Ban công tác Mặt trận là đảng viên đạt trên 70%.

Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cần có những cơ chế, chính sách thuận lợi để MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Trong đó, việc nâng cao tỷ lệ Trưởng Ban công tác Mặt trận là đảng viên đang tiếp tục được các địa phương nâng cao, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.