Thành phố Việt Trì (Phú Thọ): Sau 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

(Mặt trận) -Thực hiện Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW ngày 1/8/2003 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc". 20 năm qua, Ngày hội Đại đoàn kết đã khơi dậy truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa, góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Xuân ấm trong những ngôi nhà mới

Phù Yên chăm lo Tết cho hộ nghèo

Mang Tết đến với người nghèo huyện Tri Tôn

Tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, qua việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, tính chủ động, sáng tạo, vai trò tự quản của mỗi cộng đồng dân cư, từng cá nhân, hộ gia đình trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua đã có sức lan tỏa mạnh mẽ. Thông qua ngày hội, nhân dân các khu dân cư trên địa bàn thành phố Việt Trì đã tích cực tham gia xây dựng các thiết chế văn hóa, khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa, vận động nhân dân thực hiện tốt các quy định trong việc cưới, việc tang, mừng thọ, lễ hội và các quy định về quản lý đô thị; nâng cao chất lượng các hoạt động từ thiện nhân đạo, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, ủng hộ các vùng bị thiên tai, bão lũ… Từ đó, tạo chuyển biến về nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng, giữ gìn truyền thống đạo đức, lối sống, tạo môi trường văn hóa lành mạnh ở cộng đồng khu dân cư. Nhờ đó có trên 83% khu dân cư tổ chức bữa cơm đại đoàn kết, bình quân hằng năm thành phố có trên 96% gia đình và 97% khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa… Đã có 15 tập thể và năm cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc giai đoạn 2003- 2023 được khen thưởng.

 Thông qua ngày hội, tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc xây dựng lối sống, tạo môi trường văn hóa lành mạnh ở cộng đồng khu dân cư trên địa bàn TP Việt Trì.

Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết, ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11) đã trở thành một hoạt động thường xuyên hằng năm. Ngày hội đã được các khu dân cư trên địa bàn tỉnh tổ chức với nhiều nội dung và hình thức phong phú, có phần lễ, phần hội, có các hoạt động trước, trong và sau ngày hội. Đồng chí Lương Ngọc Thạch - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết: Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã góp phần tạo sự đồng thuận của nhân dân địa phương trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở; thực hiện nếp sống văn minh; xây dựng hạ tầng; thực hiện các hoạt động an sinh xã hội. Từ việc tổ chức ngày hội đã góp phần tăng cường tình đoàn kết thống nhất trong nhân dân ở từng khu dân cư cũng như trong xã, phường, thị trấn đến các huyện, thành thị.

Bên cạnh đó, tính gắn kết cộng đồng, vai trò tự quản là giá trị xuyên suốt trong quá trình tổ chức ngày hội. Tham gia ngày hội, nhân dân hiểu rõ và thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xây dựng cộng đồng dân cư văn hóa, đoàn kết. Đặc biệt việc tổ chức ngày hội đã nhân lên nghĩa đồng bào qua những hoạt động san sẻ với các gia đình khó khăn, hoạn nạn, tri ân gia đình có công với cách mạng, tôn vinh những cá nhân, tập thể, hộ gia đình có nhiều đóng góp cho cộng đồng và hoạt động xã hội. Ngày hội cũng khích lệ nhân dân chung tay xây dựng nếp sống văn minh, có các hoạt động nhằm đấu tranh, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật… Bình quân hàng năm có 87,5% số khu và 88,5% số hộ đạt tiêu chuẩn văn hóa; 90,2 % trường đạt chuẩn quốc gia; trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư và có nhiều tiến bộ.

Từ sự vận động nghĩa tình trong “Ngày hội đại đoàn kết“, MTTQ các cấp trong tỉnh với truyền thống tương thân tương ái, hoạt động “Ngày vì người nghèo” được triển khai đồng bộ, thường xuyên và thu được nhiều kết quả.”Quỹ vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã vận động được 243,7 tỉ đồng. Từ nguồn quỹ này đã hỗ trợ cho 16.349 hộ nghèo xóa nhà tạm, trị giá 329.4 tỉ đồng... Trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh đã chủ động kêu gọi phát động toàn dân trên địa bàn tỉnh tham gia ủng hộ kết quả đạt được trên 120 tỉ đồng tiền mặt và trên 6 tỉ đồng tiền hàng hóa, trang thiết yếu phẩm trong công tác phòng, chống dịch. Huy động nhân dân hiến đất làm đường giao thông, đóng góp hàng nghìn tỉ đồng với trăm ngàn ha đất và hàng triệu ngày công để xây dựng nông thôn mới…

Những năm qua, Ủy ban MTTQ các cấp đã phối hợp với các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban, ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai thực hiện có hiệu quả với 2.328 khu dân cư “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang“, có 2.328 khu dân cư “Tự quản bảo vệ môi trường” với 2.664 mô hình ở địa bàn các khu dân cư, thu hút 95.248 lượt hội viên tham gia của các tổ chức đoàn thể chỉ đạo và nhân rộng… Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 225 Ban thanh tra nhân dân, 503 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Qua đó, đã kiến nghị xử lý 156 vụ việc sai phạm, góp phần hạn chế những tiêu cực ở cơ sở, làm minh bạch công tác quản lý đất đai, vốn, tài sản của Nhà nước, các dự án đầu tư tại cộng đồng,… tạo lòng tin trong nhân dân.

Cùng với những kết quả đã đạt được, việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế như: Các hoạt động tổ chức trước Ngày hội ở một số địa phương còn dàn trải, chưa thật sự nổi bật, chưa thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Chất lượng tổ chức ngày hội chưa đồng đều; có khu còn tổ chức hình thức, tập trung về phần lễ, chưa chú trọng đến phần hội, tỉ lệ Nhân dân tham gia phần lớn là người cao tuổi, đội ngũ giáo viên, học sinh...

Trong hai thập kỷ qua, có thể thấy, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, khơi dậy truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng; thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động… Huy động sự tham gia tích cực của người dân, phát huy cao độ sức mạnh đoàn kết tại mỗi địa phương, cơ sở, khu dân cư để xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Anh Tú