Thái Nguyên:Người Việt ngày càng tin hàng Việt

(Mặt trận) -Trong những năm qua, nhờ triển khai hiệu quả Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Rất nhiều người tiêu dùng đã thay đổi nhận thức, không còn “sính” hàng ngoại mà chuyển sang chú ý đến các sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

Thành phố Việt Trì chăm lo đời sống cho người nghèo

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở huyện Yên Định

Xây dựng những khu dân cư tự quản, ấm no, hạnh phúc ở tỉnh Phú Thọ

 Gian hàng giới thiệu, trưng bày các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Phú Bình

Dạo quanh các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh, chúng tôi nhận thấy sản phẩm có xuất xứ trong nước chiếm ưu thế trên các kệ hàng.

Anh Hà Văn Hùng, Giám đốc Siêu thị GO! Thái Nguyên, thông tin: Chúng tôi thường xuyên kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam để tuyển chọn hàng hóa chất lượng đưa vào siêu thị. Tại GO! Thái Nguyên, ngoài việc bày bán những hàng hóa do các doanh nghiệp lớn của Việt Nam sản xuất, nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cũng được trưng bày bắt mắt, thuận tiện để người tiêu dùng nhận biết và mua sắm.

Nắm bắt thị hiếu ưa chuộng các sản phẩm Việt của người tiêu dùng, hiện nay, nhiều chủ đại lý, cửa hàng tạp hóa ở vùng nông thôn cũng có xu hướng bày bán đa dạng các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ từ Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Thủy, ở thị trấn Đu (Phú Lương), cho hay: Mua và sử dụng hàng Việt đã trở thành thói quen của gia đình tôi. Vì mua hàng Việt là thể hiện tinh thần yêu nước, thêm nữa tôi cũng yên tâm về nguồn gốc, chất lượng đảm bảo, mẫu mã tốt, giá cả hợp lý.

Để có được những sự thay đổi trên phải kể đến vai trò của Ban Chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Cụ thể, Ban Chỉ đạo thường xuyên đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa của CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo, đặc biệt là Sở Công Thương, đã phối hợp tổ chức hàng loạt triển lãm, hội chợ, phiên chợ nông thôn, vùng cao và thu hút đông đảo người dân tham gia. Theo đó, riêng trong năm 2022, Sở Công Thương đã phối hợp tổ chức thành công 16 hội chợ, 6 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, thu hút hàng ngàn lượt khách hàng đến tham quan, mua sắm. Hiện, 9/9 huyện, thành phố đã xây dựng gian hàng giới thiệu, trưng bày, xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương.

Sở Thông tin và Truyền thông cũng chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố, doanh nghiệp sở hữu sàn thương mại điện tử và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử. Đến nay, sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh đã có 2.345 sản phẩm được cập nhật, 129 sản phẩm OCOP được lên sàn giao dịch; 189.903 hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được tạo tài khoản. Thái Nguyên đã đưa lên 2 sàn thương mại điện tử (PostMart, Voso) 1.852 sản phẩm nông nghiệp; tổng số giao dịch trên 2 sàn thương mại điện tử đạt 14.594 giao dịch.

Bà Nguyễn Thị Như Trang, Giám đốc Hợp tác xã trà Sơn Trang (TP.Thái Nguyên) cho hay: Nhờ sự hỗ trợ của ngành chức năng, sản phẩm trà của chúng tôi được đưa lên sàn thương mại điện tử. Từ đó, nhiều khách hàng trong nước và quốc tế biết đến trà Sơn Trang, sản phẩm được tiêu thụ mạnh hơn so với trước đây.

Trên thực tế, CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được xác định là một trong những giải pháp cần thiết, quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng, an sinh xã hội và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, địa phương trong thời gian qua. 

Với ý nghĩa đó, tại Hội nghị tổng kết CVĐ năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CVĐ, giao nhiệm vụ: Các sở, ban, ngành thành viên Ban chỉ đạo CVĐ tỉnh Thái Nguyên và cấp huyện, thành phố cần gắn CVĐ với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; đẩy mạnh công tác truyền thông để nhân dân hiểu và thay đổi thói quen mua sắm. Đặc biệt, chú trọng tuyên truyền các sản phẩm, dịch vụ là thế mạnh của tỉnh; tăng cường xúc tiến thương mại, phát triển hệ thống phân phối hàng Việt; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường để bảo vệ  hàng Việt và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thu Hương