Quảng Hòa tập trung xây dựng nông thôn mới

(Mặt trận) -Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) được cấp ủy, chính quyền, MTTQ huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng tập trung triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn của huyện.

Hà Giang: Xuân đến sớm với người dân khu tái định cư sau lũ Quang Bình

Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Bình Thuận phát huy vai trò trong xây dựng nông thôn mới

Yên Bái: 100% hộ dân bị thiệt hại về nhà do bão số 3 có nhà mới trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ

 Người dân xã Phúc Sen (Quảng Hòa) làm đường nông thôn

Từ năm 2021 đến nay, huyện huy động, lồng ghép các nguồn vốn trên 56 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư trên 53 tỷ đồng; vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên 560 triệu đồng; Ngân hàng Công thương hỗ trợ 1 tỷ 300 triệu đồng, Quỹ nông thôn mới trên 200 triệu đồng và nhân dân đóng góp 13.191 ngày công lao động, hiến 10.909 m2 đất và 850 triệu đồng thực hiện các công trình hạ tầng cơ sở. Từ nguồn vốn trên, huyện đầu tư xây dựng 3 trạm bơm phục vụ tưới tiêu cho sản xuất; cải tạo, sửa chữa 2 công trình mương thoát lũ; cải tạo, sửa chữa 11 công trình đường nông thôn; 1 dự án ổn định dân cư biên giới; cải tạo, sữa chữa 2 trụ sở UBND xã; 1 trường học; xây mới, cải tạo, sữa chữa và nâng cấp 20 nhà văn hóa... 

Huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa một số cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao; thu hút các công ty, hợp tác xã triển khai nhiều mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, như: trồng 20 ha kiệu tại các xã: Phúc Sen, Cai Bộ, Độc Lập, Tiên Thành, Hạnh Phúc; trồng 57,8 ha thuốc lá tại 5 xã: Quảng Hưng, Độc Lập, Mỹ Hưng, Cai Bộ, Hồng Quang; triển khai mô hình chè 15 ha; mô hình trồng mít 3 ha... Thẩm định, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 6 cơ sở, gồm: Hợp tác xã nông nghiệp sạch Quảng Hưng sản xuất rau, củ quả; cơ sở sản xuất mật ong của ông Lục Văn Hoàn, xã Cách Linh; cơ sở sản xuất giò, chả của bà Trần Thị Nếp, thị trấn Tà Lùng; sở sản xuất củ cải khô, khoai lang sấy xã Phúc Sen; sản phẩm chè Đỏng Pán, xã Độc Lập; sản phẩm rau, chăn nuôi của Hợp tác xã Bắc Hồng...

Công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người dân được quan tâm; quy mô trường lớp ổn định, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, nền nếp, kỷ cương dạy và học được giữ vững... chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn được nâng lên đáng kể. Hiện nay, huyện tổ chức ra mắt 3 câu lạc bộ hát then tại 3 xã: Mỹ Hưng, Ngọc Động, Tự Do. Các hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng nhân dân được đẩy mạnh, sinh hoạt cộng đồng được quan tâm, từng bước đi vào nền nếp; động viên, khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng NTM. Đến nay, bình quân huyện đạt 14,1 tiêu chí NTM/xã, trong đó, 2 xã đạt 19 tiêu chí, 1 xã đạt 18 tiêu chí, 3 xã đạt 14 - 16 tiêu chí, 9 xã đạt 10 - 13 tiêu chí.

Để đạt các mục tiêu đề ra, huyện tập trung đầu tư nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án thực hiện các tiêu chí như giao thông, thủy lợi, phát triển sản xuất… Phấn đấu đến hết năm 2022 có thêm 2 xã đạt 19 tiêu chí NTM; mỗi xã có 1 xóm đạt chuẩn NTM. Tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đạt chuẩn NTM. 

Minh Tuyền