Nông thôn mới ở Cam Lộ

(Mặt trận) - Về Cam Lộ những ngày này, thật thư thái khi bắt gặp những tuyến đường bê tông sạch sẽ với những hàng cây xanh mát.

Lan tỏa Mô hình Khu dân cư kiểu mẫu

Hòa Bình: Xóa nhà dột nát giúp người nghèo ổn định cuộc sống

MTTQ các cấp huyện Châu Thành củng cố khối đại đoàn kết

 Người dân tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn mới. Ảnh: N.Quốc.

Là một huyện thuần nông, thiên nhiên khắc nghiệt nên cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Thế nhưng, với sự đồng lòng, quyết tâm cao trong xây dựng nông thôn mới, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã có nhiều cách làm hay; phát huy tối đa tính sáng tạo của từng cộng đồng dân cư, từng hộ gia đình. Nhờ đó, diện mạo làng quê đang thay đổi từng ngày…

Muốn xây dựng được nông thôn mới thì phải có nguồn lực, bởi vậy, huyện xác định, phải khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có để tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

Do đó, địa phương đã tập trung xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có giá trị cao như trồng 4.000 ha cao su, trên 420 ha hồ tiêu, trên 100 ha cây dược liệu, 17.000 ha rừng trồng tập trung, cùng với chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại. Các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi ở Cam Lộ đã từng bước liên kết với doanh nghiệp, hình thành chuỗi giá trị sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu, để tạo ra giá trị cao và được thị trường ưa chuộng.

Giờ nhắc đến đặc sản ở Cam Lộ, người ta sẽ không thể không nói đến Gà Cùa, được nuôi nhiều ở các xã Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành... Người dân đã tận dụng những vùng gò đồi, dưới những vườn cây công nghiệp cao su, hồ tiêu, mít để thả, ban ngày đàn gà tự tìm kiếm thức ăn tự nhiên, đến tối gà tìm đến những cành cây để ngủ.

Phương thức nuôi này giúp người dân vừa ít tốn công chăm sóc, đàn gà chạy bộ nhiều thịt săn chắc lại có sức đề kháng rất tốt, ít dịch bệnh. Địa phương cũng rất nhanh nhạy trong việc hỗ trợ người dân xây dựng thương hiệu “Gà Cùa” để có giá bán cao, ổn định từ 100.000 - 110.000 đồng/kg, qua đó giúp người chăn nuôi nâng cao thu nhập.

Cùng với chăn nuôi, cây dược liệu cũng là tiềm năng và thế mạnh ở Cam Lộ. Hiện cây cà gai leo mỗi năm cũng cho thu hoạch 2 - 3 lứa, năng suất khô đạt 20 - 24 tạ/ha, thu nhập 160 - 200 triệu đồng/ha, trừ chi phí sản xuất thu lãi từ 100 - 130 triệu đồng/ha. Rồi, cây chè vằng mỗi năm thu hoạch 2 - 3 lứa, năng suất đạt 90 tạ/ha, thu nhập 135 triệu đồng/ha…

Về Cam Lộ những ngày này, thật thư thái khi bắt gặp những tuyến đường bê tông sạch sẽ với những hàng cây xanh mát. Đó chính là những tuyến đường kiểu mẫu, những vườn mẫu nông thôn mới làm cho cảnh quan môi trường luôn “sáng- xanh- sạch- đẹp- văn minh- an toàn”.

Góp phần trong những mô hình kiểu mẫu này không thể không nhắc đến vai trò của Đoàn Thanh niên đã tích cực phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và nhân dân cùng chỉnh trang, dọn dẹp các tuyến đường liên thôn; hỗ trợ nhân dân vệ sinh nhà cửa, chuồng trại; thu gom rác, phát quang bụi rậm; trồng hoa tại các khu dân cư; sửa chữa công trình ánh sáng đường quê bị hư hại do ảnh hưởng của bão lũ...

Đặc biệt, với việc chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình, phần việc cụ thể theo phương châm hành động của huyện là “Sâu sát, toàn diện, quyết liệt, hiệu quả” và tinh thần 4 có (Có con người cụ thể; thời gian cụ thể; công việc, địa chỉ cụ thể và có kết quả cụ thể), Ban thường trực MTTQ huyện đã xác định trọng tâm công tác Mặt trận các cấp từ huyện đến cơ sở là tập trung thực hiện có hiệu quả các vấn đề cần giải quyết sớm như: Chương trình xóa nhà ở tạm bợ, dột nát cho hộ nghèo; Hỗ trợ cho hộ nghèo phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; Xây dựng cảnh quan, môi trường nông thôn, đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp,  thực sự trở thành những miền quê đáng sống.

Đồng thời, lấy sự hài lòng của người dân làm mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Nhờ sự vào cuộc tích cực, kịp thời của Mặt trận các cấp đã tạo nên những phong trào thi đua sôi nổi; xây dựng, phát hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay trong các cộng đồng dân cư; cùng hiến kế, hiến công, góp sức, góp của để xây dựng nông thôn mới