Như Thanh (Thanh Hóa): Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể tham gia xây dựng chính quyền

(Mặt trận) -Thời gian qua, công tác tham gia xây dựng chính quyền được hệ thống Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa thực hiện sâu rộng, đạt nhiều kết quả nổi bật. Qua đó, góp phần tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Thái Nguyên dồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phước Đông: Quyết tâm xây dựng thành công xã nông thôn mới kiểu mẫu

Quảng Trị: Đẩy mạnh huy động nguồn lực chăm lo cho người nghèo

 

Bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, MTTQ xã Yên Lạc đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động người dân phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại địa phương. Theo đó, công tác tuyên truyền được cấp ủy, chính quyền và mặt trận, các đoàn thể của xã triển khai thường xuyên, sâu rộng ở tất cả các địa bàn dân cư, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia. Với nhiều việc làm thiết thực, mỗi chi hội, chi đoàn ở các thôn đã tích cực XDNTM thông qua các phong trào, như: “Tuổi trẻ Yên Lạc năng động, sáng tạo, chung tay XDNTM”, “Nhà nông đua tài, XDNTM”... Với phương châm “lấy sức dân để xây dựng cho dân”, MTTQ xã Yên Lạc đã nỗ lực thực hiện lời dạy của Bác Hồ “việc gì mang lại lợi ích cho dân thì dù có khó mấy cũng phải làm”, để tập trung vào thực hiện các tiêu chí khó. Nhờ đó, cuối năm 2019 xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM, trong đó có vai trò quan trọng của khối mặt trận.

Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Như Thanh Lê Văn Quang cho biết, những năm qua, các hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của hệ thống mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội đã có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước... Qua đó, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, hạn chế vi phạm pháp luật. Sự phối hợp giữa MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong quá trình xây dựng, củng cố kiện toàn tổ chức hòa giải và sự cống hiến nhiệt huyết của đông đảo đội ngũ hòa giải viên cơ sở. Những mâu thuẫn nhỏ, những khúc mắc trong quan hệ gia đình, làng xóm được các hòa giải viên thực hiện tốt, góp phần đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân, thắt chặt tình làng nghĩa xóm.

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Như Thanh quan tâm thực hiện, bám cơ sở, địa bàn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Trong năm 2019 và gần 4 tháng năm 2020, các cấp, ngành huyện Như Thanh đã thực hiện trên 100 mô hình thi đua “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh... Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, chính quyền huyện Như Thanh tích cực thực hiện nhiều công trình mang lại ý nghĩa thiết thực. Qua đó, góp phần cải thiện đời sống người dân, diện mạo nông thôn càng thêm khởi sắc.

Xác định công tác xây dựng, sửa chữa nhà Đại đoàn kết, chăm lo cho người nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Ủy ban MTTQ huyện Như Thanh chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền khơi dậy truyền thống “Tương thân tương ái”, vận động các tầng lớp nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tham gia ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”. Từ năm 2015 đến nay, MTTQ huyện đã vận động ủng hộ xây dựng quỹ “Vì người nghèo” được trên 1,5 tỷ đồng cùng với nguồn hỗ trợ của MTTQ tỉnh đã xây dựng 125 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ chính sách với số tiền hơn 3 tỷ đồng; quyên góp ủng hộ đồng bào trong tỉnh, huyện bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt trị giá 794 triệu đồng... Cùng với công tác chăm lo cho người nghèo, MTTQ huyện và các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết, nêu cao ý chí tự lực, tự cường trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên các cấp thực hiện nhiều chương trình, giải pháp thiết thực, như: Dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ kỹ thuật, vay vốn làm ăn, khởi nghiệp, góp phần quan trọng trong việc khuyến khích, giúp hội viên, nhất là các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 4%; thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/người/năm.

Ông Lê Văn Quang nhấn mạnh, thời gian tới, hệ thống MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội huyện tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả việc giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Đồng thời, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, gắn với thực tiễn đời sống, tham gia XDNTM, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội, mở rộng đối tượng vận động để thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội, chăm lo người nghèo gắn với XDNTM.

Quốc Hương