MTTQ Việt Nam tỉnh Long An: Nhiệm kỳ mới, quyết tâm mới

(Mặt trận) -Đại hội đại biểu (ĐHĐB) MTTQ Việt Nam tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 diễn ra thành công tốt đẹp. Với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển”, nhiệm kỳ mới, những người làm công tác Mặt trận tiếp tục phát huy dân chủ, đổi mới trong mọi hoạt động nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc, phát triển.

Mặt trận Tổ quốc huyện Cai Lậy huy động tốt nguồn lực chăm lo an sinh xã hội

Bình Thuân: Lan tỏa yêu thương, chăm lo cho người nghèo

Hiệu quả từ Đề án xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo ở huyện Yên Sơn

Hướng về cơ sở

ĐHĐB MTTQ Việt Nam tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 là sự kiện chính trị quan trọng. Đây là dịp để MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh nhìn nhận và đánh giá lại kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ qua. Từ đó, cùng nhau thống nhất xây dựng chương trình hành động trong 5 năm tới.

Các ĐB dự ĐH đều thể hiện tinh thần quyết tâm, cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung đột phá vào điều kiện thực tế của địa phương và tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam trong nhiệm kỳ mới.

Với tiêu đề: “Nâng cao vai trò nòng cốt của MTTQ Việt Nam; thực hiện dân chủ; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, chung sức xây dựng tỉnh phồn vinh, hạnh phúc”, nhiệm kỳ 2024-2029, ĐHĐB MTTQ Việt Nam tỉnh đề ra 2 nội dung đột phá, 10 chỉ tiêu chủ yếu và 6 nội dung chương trình hành động, trong đó có nhiều chỉ tiêu mang tính sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân trong giai đoạn mới.

Nhằm thực hiện thắng lợi nội dung, chỉ tiêu, chương trình hành động đã đề ra, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh yêu cầu MTTQ Việt Nam các cấp tập trung hướng mạnh về cơ sở, lấy khu dân cư làm địa bàn trọng điểm để vừa tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết, vừa lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tiếp nhận những sáng kiến, kiến nghị của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

 Công tác chăm lo nhà ở cho người dân tiếp tục được xác định là nhiệm vụ quan trọng

Theo Ủy viên Đảng đoàn, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Long An - Nguyễn Thị Thu Trinh, nhiệm kỳ mới, MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực sự là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện; làm tốt vai trò “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân; củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Đồng thời, xây dựng, củng cố hệ thống MTTQ Việt Nam, hướng mạnh về địa bàn cơ sở, phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức thành viên và Hội đồng tư vấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tình hình mới.

Tạo đồng thuận xã hội

Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết ĐHĐB MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ X đề ra, MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh tiếp tục làm nòng cốt để tập hợp, đoàn kết, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy nhân tố con người là trung tâm, chủ thể, động lực chủ yếu của đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Thuận Nghĩa Hòa (huyện Thạnh Hóa) - Phạm Quốc Khánh cho biết: UBMTTQ Việt Nam xã và các tổ chức chính trị - xã hội chủ động thực hiện vai trò nòng cốt chính trị; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội và các hoạt động tự quản cộng đồng; chủ động, tích cực tổ chức hội nghị để người dân tham gia góp ý xây dựng Đảng và chính quyền nhằm phát huy dân chủ, tạo đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngoài ra, UBMTTQ Việt Nam xã và các tổ chức chính trị - xã hội lấy lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân là trung tâm của mọi hành động. Các hoạt động vì người nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được tập trung thực hiện.

Công tác tuyên truyền được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm khơi dậy sức mạnh toàn dân trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Duy trì tổ an ninh nhân dân với các mô hình hay, sáng tạo: Sáng, xanh, sạch, đẹp; Đường cờ Tổ quốc; Camera giám sát an ninh, trật tự; Tổ liên gia phòng, chống tội phạm và phòng cháy, chữa cháy;...

Cùng với đó, MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục giữ liên hệ với các vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo thông qua gặp gỡ, tiếp xúc, tổ chức thăm hỏi, họp mặt; hướng dẫn, hỗ trợ đồng bào các dân tộc, tôn giáo tổ chức lễ, hoạt động đúng quy định pháp luật, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp; đồng thời, vận động chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo tích cực tham gia hoạt động từ thiện - xã hội.

Với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cùng sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, sự quyết tâm của chính quyền cùng sự tham gia mạnh mẽ, đồng bộ, nhiệt huyết và sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận, đoàn viên, hội viên các tổ chức thành viên ngay từ đầu nhiệm kỳ, công tác Mặt trận sẽ đáp ứng được nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Qua đó, tạo những chuyển biến mới trong nhận thức và hành động của hệ thống Mặt trận, góp phần nhân lên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc./.

Nhiệm kỳ 2024-2029, MTTQ Việt Nam tỉnh Long An đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu: Hàng năm, phấn đấu 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó ít nhất 80% tổ chức đủ phần hội và phần lễ. Hàng năm, mỗi khu dân cư có ít nhất 1 công trình hoặc phần việc tiêu biểu theo mô hình Mỗi khu dân cư một công trình. Hàng năm, 100% hộ nghèo trong tỉnh được MTTQ Việt Nam các cấp hỗ trợ, giúp đỡ, thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết; cuối nhiệm kỳ, 70% hộ nghèo có điều kiện lao động được MTTQ Việt Nam hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập. Đồng thời, phấn đấu phối hợp thăm hỏi, hỗ trợ 100% hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh khi gặp thiên tai, sự cố nghiêm trọng, có nhà ở bị sập hoàn toàn hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng, có người bị chết, mất tích, người bị thương nặng do bị thiên tai, sự cố gây ra.

Phấn đấu đến cuối năm 2025 cơ bản xóa xong nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo có đất ở trên địa bàn tỉnh và hàng năm hỗ trợ sửa chữa, xây dựng mới kịp thời, đến cuối nhiệm kỳ không còn nhà tạm, nhà dột nát. Hàng năm, MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức ít nhất 3 nội dung giám sát; cấp huyện tổ chức ít nhất 2 nội dung giám sát; cấp xã tổ chức ít nhất 1 nội dung giám sát.

Hàng năm, MTTQ Việt Nam tỉnh phản biện ít nhất 3 dự thảo văn bản; cấp huyện 2 dự thảo văn bản; cấp xã căn cứ tình hình và nhu cầu thực tế, lựa chọn nội dung và hình thức phản biện xã hội phù hợp để thực hiện. Phấn đấu cuối nhiệm kỳ có 80% ấp, khu phố hoạt động theo hướng tự quản như nội dung Đề án của Trung ương MTTQ Việt Nam. Trong nhiệm kỳ, 100% cán bộ Mặt trận các cấp và trưởng ban Công tác Mặt trận được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác Mặt trận ít nhất 1 lần. Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ, 100% UBMTTQ Việt Nam cấp huyện, xã thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động.

M.P