Long An: Lan tỏa các cuộc vận động, phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

(Mặt trận) -Thời gian qua, các cấp, các ngành, đoàn thể trong tỉnh Long An đẩy mạnh thực hiện nhiều cuộc vận động, phong trào thi đua gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Mang Tết đến với người nghèo huyện Tri Tôn

Niềm vui được đón Tết trong những ngôi nhà mới ở Quảng Trị

TP Đà Nẵng: Phát động chương trình Xóa nhà tạm, nhà dột nát” năm 2025

 Từ sự đóng góp của người dân, hạ tầng giao thông nông thôn có nhiều thay đổi

Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh" tiếp tục giữ vai trò chủ lực, mang tính toàn dân, toàn diện, phổ biến trong cộng đồng, góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn, cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Với phương châm “Lấy sức dân để chăm lo cho đời sống nhân dân”, MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp các tổ chức thành viên vận động người dân đóng góp nguồn lực, hiến đất, góp công lao động xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, xây dựng cộng đồng dân cư an ninh, an toàn, văn minh, hạnh phúc.

Chỉ riêng giai đoạn 2019-2024, MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên huy động tổng giá trị gần 1.000 tỉ đồng. Trong đó, người dân ủng hộ bằng tiền 496 tỉ đồng; hiến 1.124.607m2 đất, đóng góp 19.728 ngày công; xây dựng 208 cầu, trị giá hơn 141,3 tỉ đồng; thực hiện hơn 337km đường giao thông nông thôn, trị giá gần 198 tỉ đồng.

Hưởng ứng phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Long An cùng các cấp, các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nổi bật là hoạt động hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh, phương tiện sản xuất, giới thiệu việc làm theo mô hình giảm nghèo bền vững. Từ 2019-2024, toàn tỉnh có 1.185 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn 0,75%.

Ngoài ra, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Long An tiếp tục đạt kết quả khá tốt và gắn với chương trình XDNTM. Phong trào được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Năm 2023, toàn tỉnh có 400.975/411.360 hộ (đạt 97,48%) được công nhận Gia đình văn hóa theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP, ngày 17/9/2018 của Chính phủ; có 995/996 ấp, khu phố đạt chuẩn ấp, khu phố văn hóa (đạt 99,89%)./.

V.V