Kinh nghiệm của MTTQ Việt Nam đối với việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới

(Mặt trận) - Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, MTTQ Việt Nam vừa có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân hưởng ứng thực hiện, vừa có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, và một trong những nhiệm vụ của công tác giám sát đó là MTTQ Việt Nam triển khai việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới.

Lan tỏa Mô hình Khu dân cư kiểu mẫu

Hòa Bình: Xóa nhà dột nát giúp người nghèo ổn định cuộc sống

MTTQ các cấp huyện Châu Thành củng cố khối đại đoàn kết

Quang cảnh Hội nghị Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 17, khoá IX

Chính xác, minh bạch, khách quan và tránh hình thức

Theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg, ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, trong đó MTTQ Việt Nam được phân công chủ trì tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã xây dựng Hướng dẫn số 90/HD-MTTW-BTT, ngày 20/9/2022 về tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021- 2025.

Theo bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, nội dung lấy ý kiến sự hài lòng của người dân giai đoạn 2021- 2025 có nhiều điểm mới so với giai đoạn trước như: tỷ lệ lấy ý kiến người dân cao hơn (trên 70% đối với cấp huyện, trước đây là 60%); tỷ lệ hài lòng của người dân từng xã đối với kết quả ở từng nội dung phải đạt từ 80% trở lên (trước đây không có trong quy định).

Đối với lấy ý kiến cấp tỉnh, các câu hỏi phải đạt trung bình từ 90% trở lên số hộ được lấy ý kiến hài lòng; tỷ lệ hài lòng của người dân từng xã đối với kết quả ở từng nội dung phải đạt từ 85% trở lên. Một trong những điểm mới quan trọng là bổ sung nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thẩm tra kết quả thực hiện đối với những địa phương đã và đang tổ chức lấy ý kiến, đây là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch, khách quan, tránh hình thức, bệnh thành tích trong tổ chức thực hiện.

Bám sát các văn bản hướng dẫn của Trung ương, thời gian qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ở địa phương, cơ sở đã tổ chức chặt chẽ và hiệu quả việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Khi tiếp nhận văn bản đề nghị của UBND cùng cấp, MTTQ đã xây dựng kế hoạch, chủ trì phối hợp với các tổ chức thành viên, Ban Công tác Mặt trận, các chi đoàn, chi hội triển khai lấy ý kiến đến từng hộ gia đình, từng người dân theo hình thức lấy ý kiến trực tiếp hoặc tổ chức hội nghị lấy ý kiến có sự tham dự của đại diện các hộ gia đình theo tỷ lệ quy định.

Quá trình lấy ý kiến, đối với các xã không đạt tỷ lệ theo quy định (có 20% trở lên tỷ lệ người dân không hài lòng/01 tiêu chí) MTTQ đã đề nghị cấp có thẩm quyền không xét công nhận đề nghị đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới hoặc hoàn hành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đối với những nội dung, tiêu chí có tỷ lệ người dân không hài lòng cao, MTTQ tiến hành khảo sát, đánh giá, phân tích, thẩm định lại, sau đó có văn bản kiến nghị UBND và các ngành chức năng có giải pháp, giải quyết khắc phục kịp thời đối với những nội dung người dân còn băn khoăn, chưa hài lòng.

Theo báo cáo của các địa phương, từ tháng 01/2021 - 6/2023, MTTQ các cấp đã tổ chức lấy ý kiến được trên 2,6 triệu lượt ý kiến của người dân về công nhận cấp huyện và xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó 50 cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 376 xã đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới; 828 xã đề nghị đạt chuẩn NTM nâng cao; 133 xã đề nghị đạt chuẩn NTM kiểu mẫu).

Việc MTTQ Việt Nam tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới là một trong những kênh thông tin quan trọng để giúp cho cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng đánh giá, kiểm chứng đối với kết quả xây dựng nông thôn mới ở từng địa phương, cơ sở. Thông qua việc tổ chức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đã phát huy vai trò chủ thể của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng và đảm bảo tính thực chất và bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân vẫn còn những hạn chế như: Một số nơi Ban Chỉ đạo và cấp uỷ, chính quyền đưa đánh giá đúng mức ý nghĩa của nội dung này, còn xem như đây chỉ là thủ tục để hoàn thiện hồ sơ; Có nơi, MTTQ chưa thực sự chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức thành viên trong tổ chức lấy ý kiến; Việc MTTQ Việt Nam theo dõi, giám sát các cơ quan Nhà nước, ngành chức năng giải quyết những ý kiến, kiến nghị, băn khoăn, chưa hài lòng của người dân sau khi lấy ý kiến chưa được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên và kịp thời.

Ông Hoàng Công Thuỷ, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam 

Giải pháp nhằm phát huy vai trò của MTTQ trong việc lấy ý kiến người dân

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác giám sát của MTTQ Việt Nam thông qua tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân, trong thời gian tới, Ủy ban MTTQ các cấp tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:

Một là, triển khai thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình việc tổ chức lấy ý kiến, trong đó Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên tăng cường giám sát, thẩm định, kiểm tra việc tổ chức lấy ý kiến của người dân đối với MTTQ cấp dưới nhằm đảm bảo khách quan, chính xác, minh bạch trong tổ chức thực hiện.

Hai là, đổi mới và phát triển các hình thức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân bằng công nghệ số nhằm giảm tải cho hoạt động của MTTQ các cấp và nâng cao hiệu quả lấy ý kiến. Thường xuyên rà soát, bổ sung, đánh giá quy trình tổ chức tổ chức lấy ý kiến, kịp thời phát hiện những khó khăn, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện và kiến nghị điều chỉnh cho phù hợp.

Ba là, trên cơ sở kết quả tổng hợp qua việc lấy ý kiến, đối với những nội dung, tiêu chí người dân còn băn khoăn, chưa hài lòng, MTTQ cần tổng hợp, phân tích, rà soát, kiểm tra, đánh giá và có văn bản kiến nghị với chính quyền và ngành chức năng giải quyết, đồng thời có kế hoạch giám sát việc giải quyết các kiến nghị trên.

Bốn là, MTTQ, các tổ chức thành viên tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, đưa nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới thực sự hiệu quả, đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa sâu rộng. Tăng cường phổ biến những cách làm hay, mô hình hiệu quả; kịp thời đề xuất biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích vầ có cách làm hay, sáng tạo.

Để phát huy hiệu quả việc lấy ý kiến người dân, MTTQ Việt Nam rất cần sự chung tay vào cuộc của các bộ ban ngành, trong đó cần sự vào cuộc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hỗ trợ MTTQ Việt Nam triển khai thực hiện có hiệu quả việc tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân bằng công nghệ số thông qua Đề án chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời, UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố khi xây dựng Kế hoạch triển và chuẩn bị hồ sơ đề nghị đạt đơn vị đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cần sớm có văn bản thông báo để MTTQ cùng cấp triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến đảm bảo thời gian và quy trình lấy ý kiến theo đúng quy định. Cần có quy định rõ về thời hạn trả lời, giải quyết đối với việc thực hiện kiến nghị của MTTQ Việt Nam về lĩnh vực xây dựng nông thôn mới./.