Huyện nhiều xã nhất tỉnh Kiên Giang tiến lên nông thôn mới

(Mặt trận) -

Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Bình Thuận phát huy vai trò trong xây dựng nông thôn mới

Yên Bái: 100% hộ dân bị thiệt hại về nhà do bão số 3 có nhà mới trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Khẳng định vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới

 

Xuất phát gặp nhiều khó khăn

Khi bắt đầu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện Giồng Riềng gặp nhiều khó khăn. Hạ tầng kinh tế xã hội còn hạn chế, chưa được đầu tư đồng bộ, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún và chịu tác động lớn vào thời tiết, khí hậu và giá cả thị trường. Sản xuất chưa gắn với thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

Trong khi đó, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập người dân các xã còn thấp (năm 2011 ở mức hơn 25 triệu đồng/người/năm), tỷ lệ hộ nghèo cao… Bình quân tiêu chí NTM toàn huyện đạt từ 5-8 tiêu chí/xã.

Ông Cao Quốc Điện, Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng đánh giá, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Giồng Riềng đã đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu vươn lên để đạt kết quả toàn diện. Trong đó nổi bật là kinh tế của huyện phát triển và tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, giảm nông -lâm - thủy sản.

Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, huyện đã tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. Trong giai đoạn 2011-2020, huyện đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình, dự án tập trung cho công tác lãnh chỉ đạo xây dựng NTM, đặc biệt huyện cũng đã xây dựng đề án huyện đạt chuẩn NTM đến năm 2020 để định hướng trong chỉ đạo.

 Trong giai đoạn 2011-2020, huyện Giồng Riềng đã vận dụng nguồn vốn ngân sách, lồng ghép với nguồn vốn các chương trình mục tiêu, vốn vay tín dụng, doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn huy động nhân dân đóng góp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia NTM, với tổng kinh phí thực hiện hơn 2.440 tỷ đồng. Ngoài ra, người dân còn chủ động xây mới và cải tạo, nâng cấp, sửa chữa nhà ở, cải tạo cảnh quan môi trường, xây dựng nhà tiêu, nhà tắm, biogas…

Hiện nay, huyện Giồng Riềng không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM, các công trình, dự án được triển khai đều có kế hoạch bố trí, phân bổ nguồn vốn đảm bảo theo quy định.

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập

Qua 10 năm thực hiện, hệ thống giao thông được xây dựng liên hoàn thông suốt từ huyện đến trung tâm các xã, ấp được xây dựng bằng nhựa hoặc bê tông chắc chắn với 156 km đường xã, liên xã, đường nối từ trung tâm xã lên huyện đạt chuẩn theo quy định. Có 350 km đường trục ấp, được nhựa hóa, bê tông hóa, không lầy lội vào mùa mưa. Đường thủy nội địa do địa phương quản lý được lắp đặt hệ thống báo hiệu đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các phương tiện lưu thông.

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng, nâng cấp đồng bộ giữa hệ thống thủy lợi liên xã và hệ thống thủy lợi của từng xã. Tỷ lệ cống đập, trạm bơm điện được kiên cố hóa đạt 85,5%, diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động chiếm 87,4% . 

Phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện rất được quan tâm, nhất là phong trào phát triển kinh tế tập thể. Hiện nay, toàn huyện có 120 HTX nông nghiệp, đề đã chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Có nhiều HTX hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm và mang lại thu nhập cao cho thành viên. Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hình thành hướng phát triển kinh tế trọng tâm, hiệu quả trong nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Sản phẩm của các HTX sản xuất đều có các doanh nghiệp bao tiêu. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã đem lại thu nhập cao cho người dân nông thôn, từ đó góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 57 triệu đồng/người/năm (năm 2019).

Công tác bảo vệ môi trường, xây dựng, cải tạo môi trường xanh, sạch đẹp được quan tâm, chú trọng, đã hạn chế được các hoạt động gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện. Trên địa bàn huyện có 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường. Làng nghề bánh tráng tại xã Thạnh Hưng thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường. Phong trào cải tạo cảnh quan môi trường, trồng hoa, cây xanh tại các tuyến đường chính, được nhân dân ủng hộ và tích cực tham gia.

Tiếp tục xây dựng NTM nâng cao

Mục tiêu đến năm 2025 kinh tế của huyện chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng xây dựng, dịch vụ và thương mại. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng đồng bộ, phát huy tốt quy hoạch vùng huyện, gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Xây dựng lộ trình thực hiện xã đạt chuẩn NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, gắn phát triển nông thôn với đô thị.

Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng, ông Cao Quốc Điện cho biết, mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, huyện có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao là Thạnh Hưng, Long Thạnh, Hoà Lợi, Ngọc Thuận, Thạnh Phước và 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (xã Thạnh Hưng). Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2025 đạt 88 triệu đồng/người/năm. Huyện Giồng Riềng xây dựng kế hoạch và thực hiện các tiêu chí đạt chuẩn huyện NTM nâng cao.

Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm sạch theo hướng hiện đại, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo chuỗi giá trị. Trong đó, ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị sản xuất, liên kết gắn chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, theo tiêu chuẩn VietGap để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn.