Gia Bình (Bắc Ninh): Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội trong các cấp Hội Phụ nữ

(Mặt trận) -Xác định được tầm quan trọng của công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, những năm qua, Hội LHPN huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh từng bước tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị (khóa XI), phát huy vai trò, trách nhiệm và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ.

Phú Thọ: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Thanh Hóa: Hỗ trợ người nghèo “an cư” đón tết

Mặt trận Tổ quốc huyện Cai Lậy huy động tốt nguồn lực chăm lo an sinh xã hội

 Hội LHPN các cấp thực hiện giám sát hiệu quả vay vốn phụ theo Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” tại Gia Bình.

Để thực hiện hiệu quả công tác giám s0át và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, hằng năm, Hội LHPN huyện xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, chủ động đề xuất với cấp ủy về nội dung giám sát, đưa nội dung giám sát, phản biện xã hội vào tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm đối với Hội LHPN các xã, thị trấn nhằm nâng cao hiệu quả thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ. Đồng thời tổ chức quán triệt, triển khai các Quyết định tới 100% cán bộ Hội từ huyện đến cơ sở; chọn thị trấn Gia Bình làm điểm và hướng dẫn Hội LHPN các xã lựa chọn ít nhất 1 chi hội làm điểm chỉ đạo triển khai. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, hội viên thông qua các buổi họp Ban Chấp hành Hội LHPN cơ sở, các buổi sinh hoạt chi, tổ phụ nữ, sinh hoạt CLB. Hằng năm, nội dung giám sát và phản biện xã hội đều được Hội lồng ghép trong các lớp tập huấn nghiệp vụ công để hướng dẫn cán bộ Hội tổ chức thực hiện.

Bám sát chức năng nhiệm vụ, Hội LHPN huyện giám sát các nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên phụ nữ. 10 năm qua, các cấp Hội phối hợp tổ chức 80 cuộc giám sát việc thực hiện Nghị quyết 11, Điều 8 Luật bình đẳng giới, chế độ trợ cấp cho phụ nữ đơn thân nuôi con dưới 16 tuổi; chế độ bảo trợ cho hội viên phụ nữ; Luật trẻ em, việc chi trả chế độ cho phụ nữ làm công tác tổ thu gom rác thải, giám sát bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo... Trong hoạt động phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, các tầng lớp phụ nữ trong huyện tích cực tham gia ý kiến xây dựng vào dự thảo các văn bản pháp luật như: Luật đất đai sửa đổi bổ sung, dự thảo Luật giáo dục (sửa đổi), dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình, dự thảo Luật bình đẳng giới...

10 năm qua, Hội LHPN các cấp huyện tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý vào văn kiện đại hội Đảng và đại hội phụ nữ các cấp; đóng góp ý kiến xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Kết quả, đã có 150 lượt ý kiến đóng góp cho Văn kiện Đại hội cơ sở; văn kiện Đại hội cấp huyện và cấp tỉnh; các ý kiến đề xuất bổ sung vấn đề bình đẳng giới, vấn đề lao động việc làm và phát triển kinh tế tại địa phương. Các ý kiến góp ý phản biện của cán bộ, hội viên phụ nữ đã được cấp ủy, UBND các cấp, các ngành đồng tình, tiếp thu để bổ sung, góp phần tăng tính khả thi của văn bản sau khi được triển khai thực hiện.

Ngoài hoạt động giám sát, phản biên xã hội, các cấp Hội tham mưu phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức 15 hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên, phụ nữ. Với hơn 200 câu hỏi tập trung vào các nội dung liên quan đến tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, việc thực hiện chính sách, pháp luật về quyền và nghĩa vụ của phụ nữ, công tác cán bộ nữ, công tác vệ sinh môi trường, chế độ BHYT... được trả lời, giải đáp thỏa đáng, tạo niềm tin trong hội viên, phụ nữ.
“Đây là điểm mới, khâu đột phá trong thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách của các cấp Hội. Thông qua hoạt động giám sát, các cấp Hội đã kịp thời phát hiện những tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật, từ đó, đề xuất kiến nghị kịp thời điều chỉnh, bổ sung và giải quyết những vấn đề còn hạn chế trong thực thi chính sách, pháp luật một cách nghiêm túc, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ” - Đồng chí Trần Thị Hoa, Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Bình chia sẻ.

Để hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền đạt hiệu quả, các cấp Hội LHPN huyện Gia Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt; chủ động lựa chọn những nội dung, vấn đề bức xúc mà xã hội đang quan tâm để xây dựng kế hoạch triển khai. Đồng thời, thực hiện tốt công tác đào tạo nâng cao năng lực và rèn luyện bản lĩnh cán bộ, là nhân tố quyết định chất lượng công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, góp phần lên tiếng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em.

Thu Huyền