Đồng Tháp: Kết nối cung - cầu nông sản

(Mặt trận) -Chiều 27/11, tại huyện Hồng Ngự, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ kết nối cung - cầu nông sản”.

Thái Nguyên dồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phước Đông: Quyết tâm xây dựng thành công xã nông thôn mới kiểu mẫu

Quảng Trị: Đẩy mạnh huy động nguồn lực chăm lo cho người nghèo

 

Tham dự Hội nghị có ông Võ Hoàng Cương, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Tỉnh, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" cấp Tỉnh, cấp huyện và gần 30 doanh nghiệp (DN), nhà phân phối, cơ sở sản xuất, Hợp tác xã (HTX), Hội quán trên địa bàn các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông và thành phố Hồng Ngự.

Mục đích chương trình nhằm tạo điều kiện gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác lẫn nhau giữa các DN với Hội quán, HTX và cơ sở khởi nghiệp trong Tỉnh, đồng thời giúp các DN tiêu thụ hàng hóa và nhà sản xuất thông hiểu nhau nhiều hơn, nhất là biết rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi bên để có định hướng sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững hơn. Tổ chức trưng bày các sản phẩm đặc trưng của các Hội quán, HTX và cơ sở khởi nghiệp trên địa bàn huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông và thành phố Hồng Ngự. Đây là hoạt động trong chuỗi hoạt động Phiên chợ hàng Việt về nông thôn, triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2020.

Theo báo cáo của ngành chức năng, thời gian qua, các DN, HTX trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện phát triển chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhiều chuỗi liên kết lúa, hoa màu, cây ăn trái đã dần hình thành, nâng cao thu nhập cho người dân. Thông qua chuỗi liên kết nông dân đã dần thay đổi tư duy sản xuất theo hướng hiện đại, chất lượng sản phẩm được nâng lên, đáp ứng nhu cầu liên kết sản xuất với các DN, giúp nông dân sản xuất giảm chi phí, có đầu ra ổn định và tăng lợi nhuận thay cho việc lấy chỉ tiêu sản lượng làm đích đến của quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, tiêu thụ qua hợp đồng đối với cây ăn trái, hoa màu chưa nhiều. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả liên kết nông sản chưa cao, trong đó có yếu tố quy mô sản xuất của nông dân còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của DN phân phối; thói quen mua bán cho thương lái theo kiểu “mua đứt bán đoạn”, hoặc chỉ bán ở mức sản phẩm thô chưa sơ chế; hợp đồng liên kết tiêu thụ chưa chặt chẽ... Là vấn đề hội nghị quan tâm, đã được các DN, siêu thị, nhà phân phối hàng hoá thông tin về các quy trình, chính sách hỗ trợ, điều kiện để đưa hàng hoá vào các hệ thống phân phối hiện đại; các HTX, DN, cơ sở khởi nghiệp, hộ sản xuất cũng trình bày những khó khăn, những kiến nghị trong câu chuyện cung - cầu nông sản. Qua đó, tìm ra giải pháp tháo gỡ những nút thắt về liên kết nông sản giữa các bên, định hướng hoạt động thời gian tới được thuận lợi hơn, hiệu quả hơn.

Ông Võ Hoàng Cương, Tỉnh ủy viên. Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Tỉnh phát biểu chia sẻ với Hội nghị: “Gặp gỡ kết nối cung - cầu nông sản” là vấn đề rất cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay; kết nối cung - cầu nông sản cần phải là “cuộc chơi sòng phẳng”. Ngoài việc người nông dân tạo sự khác biệt về chất lượng, đa dạng các loại sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh, đồng thời với đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, điều quan trọng song hành đòi hỏi còn phải giữ chữ tín, sự chuyên nghiệp về sản xuất an toàn và chú trọng việc bảo vệ môi trường; nhất quán quan điểm “lợi ích, lợi nhuận của DN, cũng chính là lợi ích, lợi nhuận của người sản xuất” để hướng đến sự chia sẻ, đồng hành lâu dài, từ đó hình thành “sợi dây” liên kết bền vững...

Dịp này, một số HTX và Doanh nghiệp Tư nhân đã ký kết ghi nhớ hợp tác với hệ thống siêu thị Big C Việt Nam.

Trần Thắng