Bình Thuận: Tập huấn tuyên truyền, phổ biến các hoạt động giám sát biến đổi khí hậu

(Mặt trận) -Các giải pháp thích ứng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bình Thuận là chủ đề chính hội nghị tập huấn tuyên truyền, phổ biến các hoạt động giám sát biến đổi khí hậu do Sở Tài nguyên & Môi trường tổ chức sáng nay, 25/10, tại TP. Phan Thiết. Đại diện các sở ngành liên quan, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đoàn thể, lãnh đạo UBND cấp huyện tham dự.

Mang Tết đến với người nghèo huyện Tri Tôn

Niềm vui được đón Tết trong những ngôi nhà mới ở Quảng Trị

TP Đà Nẵng: Phát động chương trình Xóa nhà tạm, nhà dột nát” năm 2025

 Các đại biểu tham dự buổi tập huấn

Phát biểu khai mạc, ông Huỳnh Duy Khôi, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường nhấn mạnh, Bình Thuận là một trong các tỉnh ven biển thuộc khu vực nhạy cảm về biến đổi khí hậu, có tính dễ tổn thương cao bởi tác động của nước biển dâng, mưa lớn, bão, áp thấp nhiệt đới; gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở, xâm nhập mặn vùng ven biển. Buổi tập huấn phổ biến các hoạt động giám sát biến đổi khí hậu để đại diện các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị, các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024 trên địa bàn tỉnh được tiếp cận đầy đủ các văn bản, nội dung, kiến thức về ứng phó biến đổi khí hậu; đưa ra các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Tại buổi tập huấn, các đại biểu đã được hai chuyên gia là PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn, TS. Trần Thanh Tâm đến từ Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường TP. Hồ Chí Minh truyền đạt 4 chuyên đề liên quan biến đổi khí hậu. Bao gồm, các kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu; các quy định pháp luật và chính sách về biến đổi khí hậu; những nội dung cần quan tâm triển khai hiện nay (kiểm kê khí nhà kính năm 2024 cấp cơ sở; kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở; thị trường các-bon); kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận, lồng ghép giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Trong đó, PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn đã đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai Bình Thuận trong nhiều năm qua, gây thiệt hại nặng nề đối với các địa phương vùng ven biển như Tuy Phong, TP. Phan Thiết, TX. La Gi và huyện đảo Phú Quý. Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, năng lượng, dịch vụ- du lịch, y tế. Qua đó, chuyên gia đưa ra các nhóm giải pháp trọng tâm ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh cho các ngành. Như ngành tài nguyên và môi trường cần hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm thúc đẩy hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu; tăng cường giám sát và đánh giá hiệu quả các hoạt động thích ứng; tuyên truyền nâng cao nhận thức và hợp tác quốc tế. Ngành nông nghiệp tăng cương nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất; đầu tư xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao. Cùng với đó, các ngành giao thông vận tải, công thương, xây dựng, văn hóa thể thao, du lịch đều cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng; tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó biến đổi khí hậu, ứng dụng khoa học công nghệ trong ứng phó biến đổi khí hậu; nhân rộng các mô hình, điển hình về ứng phó biến đổi khí hậu…

N.L